Chúng ta ai cũng xứng đáng được sống hạnh phúc với chính mình

Tác giả: Ngo Thuy

Một buổi tối trời mưa to. Chiếc thư của T nhảy lên trong hộp mail của SEBT. Bức thư chất chứa nhiều tâm trạng ngổn ngang, nhiều sự hoang mang trên con đường hiểu mình, nhiều sự vẫy vùng không biết làm sao để chữa lành tổn thương trong quá khứ…

T có giới tính sinh học là nam, từ bé ở với bố trong khu trọ dành cho công nhân. Một lần T bị chính ông chủ nhà lạm dụng tình dục. T không nhớ rõ thế nào, chỉ biết là vùng kín của T đã rất đau, T đã rất hoảng sợ và không dám nói với bố. 

T lớn lên mang theo vết thương trong người. T nhận ra mình là gay, nhưng không dám cho mình bước vào mối quan hệ nào, vì T cứ nghĩ đến việc nắm tay, gần gũi với đối phương là lại nhớ lại câu chuyện năm ấy. T lại càng sợ bố thất vọng về mình. Và hơn nữa T không biết mình nhận diện là gay có phải do hình ảnh năm xưa hay không. T đang thấy ngột ngạt trong thế giới này, T muốn được nói ra hết những gì chất chứa bấy lâu nay. Nhưng dường như nỗi sợ hãi bên trong cứ cản T…

Làm bạn với tổn thương

Những gì bản thân trải qua không thể cản bước chúng ta tiếp tục sống hạnh phúc ở hiện tại và tương lai. Tất nhiên khi một nơi nào đó trên cơ thể bị đau thì chúng ta thường có xu hướng tạo một rào cản để bảo vệ chính mình. Cơn đau như kéo chúng ta chỉ tập trung vào nó mà dường như quên hết mọi thứ xung quanh. 

Khi tổn thương sâu sắc hơn, chúng ta sẽ tự ở trong vỏ bọc ấy để vẫy vùng, để cảm thấy được an toàn. Tuy nhiên sâu trong tâm khảm vẫn là một khát khao được tháo bỏ những chiếc mặt nạ bản thân đang đeo, những chiếc hộp mình đang đóng bản thân vào đó. Bởi những thứ ấy khiến chúng ta nặng nề vô cùng. Ai cũng muốn được đặt xuống những tảng đá làm chật chội trái tim để mình thật sự được tận hưởng cuộc đời. 

Cảm nhận về sự hạnh phúc là sự kết nối của thân – tâm – trí, của chính chúng ta chứ không thể kiểm soát bởi một vết thương, bởi một cơn đau. Tất nhiên nói thì dễ hơn làm, chỉ là khi bản thân thật sự muốn, chúng ta thay vì kháng cự, thay vì nhốt mình trong chiếc hộp để né tránh nỗi sợ thì sẽ làm bạn với vết thương của mình. 

Nếu không nói được, hãy viết ra nỗi lòng của mình

Hình ảnh được đăng tải bởi Etienne Girardet trên Unsplash

Vết thương vẫn nằm đó, vẫn cứ âm ỉ. Khi bản thân càng chống đối hay càng né tránh, vết thương sẽ cứ mãi ra dấu hiệu rằng “tôi đang đau, hãy giúp tôi”. Cho bản thân cơ hội ôm ấp lấy vết thương của mình, ngồi xuống nói chuyện với “bạn ấy” và cũng là nói chuyện với chính mình. Gửi bức tâm thư cho vết thương, bắt đầu bằng những câu đơn giản như “xin chào, lần đầu tiên được nói chuyện với bạn”. Từng bước làm bạn với những gì thuộc về mình. Vì bản thân chưa coi mình là một người bạn thì sẽ khó lòng kết nối với ai khác. 

Chính cơ thể mình đây luôn cần được trò chuyện, luôn cần được lắng nghe, luôn cần được vỗ về. Vết thương không xấu, nó là một phần đặc trưng của bản thân để mình học cách chấp nhận sự khác biệt của mình với mọi người. Từng tế bào, từng cơ quan đang rất nỗ lực mỗi ngày để cơ thể được sống, được trưởng thành. Chúng cũng đang rất muốn được hòa mình với chủ nhân để đón nhận cuộc sống với tâm thái an vui. Chậm lại một chút để ghi nhận những bước đi của mình, những cố gắng của cơ thể trong thời gian qua. 

Đừng tự dán nhãn và “phong ấn” bản thân

Lạm dụng tình dục thật ra đó là một từ mà tự bản thân đang gắn lên cho cơ thể và tự trói buộc mình trong chiếc nhãn ấy. Sự việc đau thương xảy ra là lúc cơ thể chưa biết tự bảo vệ mình, đó không phải lỗi do mình, mà bối cảnh ấy tổng hợp từ rất nhiều tổng nghiệp duyên của mình. Để mình hiểu rằng đó là một hành động không đúng, sẽ gây tổn thương cho người khác. Nhưng nó không thể nhấn chìm mình, mà mình cần sống thật tốt để còn có thể hỗ trợ nhiều người khác không phải gặp những tình huống như vậy. 

Hình ảnh được đăng tải bởi Pawel Czerwinski trên Unsplash

Không ai có thể thay chúng ta tạo ra thành tựu nếu mình không tin vào bản thân. Không có lời khen nào đáng giá bằng lời khen mình dành cho chính mình. Vì ngay cả cái bóng của chúng ta cũng rời chúng ta lúc tối tăm, chỉ có sự ghi nhận cơ thể chân thật của mình mới lưu giữ cho bản thân mình. Chỉ có chúng ta  mới quyết định mình đi về phía ánh sáng hay tiếp tục trói buộc mình trong những ám ảnh quá khứ, trong những xiềng xích sợ hãi. 

Mình là ai thì sẽ tự nhận ra vào thời điểm phù hợp

Bản thân mình là ai, mình thích gì, mình muốn gì thì tự mình sẽ nhận ra vào thời điểm phù hợp. Sẽ có lúc mình hoang mang, sẽ có lúc mình thấy chệch hướng, sẽ có lúc mình thấy lạc lõng giữa dòng đời. Nhưng sau tất cả, bản thân sẽ biết mình thuộc về đâu. Hành trình thấu hiểu bản thân thật sự rất đáng để trải nghiệm. 

Từng điểm đặc biệt, từng điểm hay ho trên cơ thể, xu hướng tính dục, tất tần tật con người mình sẽ dần được khám phá khi mình lắng tâm nghe con tim, khối óc, nghe từng hơi thở, nghe từng nhịp hoạt động của tế bào, nghe từng tiếng gào thét của nỗi sợ, nghe từng cơn đau thể chất, tinh thần của chính mình. Tất cả đều tuyệt vời theo cách riêng của nó, bởi đó là điều có một không hai trên cuộc đời này, bởi đó không do ai quyết định, bởi đó thuộc về một phiên bản đặc biệt là chính mình đây.

Hạnh phúc sẽ chạm đến hạnh phúc

Hình ảnh được đăng tải bởi Elesban Landero Berriozábal trên Unsplash

Chẳng ai có thể đeo mặt nạ sống suốt đời mà không thấy ngột ngạt. Thật ra không một ai có thể bắt chúng ta phải làm thế, đó là do chúng ta lựa chọn. Cuộc đời này mình sống cho mình chứ đâu thể sống thay cho hàng tỉ người xung quanh mình. Vậy tháo gỡ mặt nạ, tháo gỡ chiếc hộp đóng khuôn thì mình đâu mất gì đâu, mà lại còn mang đến sự tự do cho chính mình. Tự do là mình thì mới hạnh phúc. Những người thân yêu sẽ luôn có những quy chuẩn, mong muốn của riêng họ. Nhưng suy cho cùng thì ai cũng muốn được nhìn thấy nụ cười tỏa sáng trên môi những người mình yêu. 

Chúng ta đủ yêu thương bản thân, chúng ta hạnh phúc với mình, chúng ta sẽ tự nhiên thấy an vui với mọi điều xung quanh, với mọi người quanh mình. Dù người khác có chấp nhận mình hay không thì đó là quyết định của họ nhưng họ không thể thay mình sống cuộc sống của mình. Mình sống rạng rỡ với chính mình thì tự nhiên những người thân yêu sẽ cảm nhận được, sẽ cảm thấy “Ồ nó đang sống rất tốt mà, mừng cho nó”. 

Hạnh phúc là gì mà ai cũng đặt câu hỏi, ai cũng muốn tìm kiếm, ai cũng chạy đua để chạm đến. Thật ra đơn giản lắm, ngay giây phút này đây, hãy cho phép mình được hạnh phúc. 

Hạnh phúc không phải là thứ bạn theo đuổi mà là thứ bạn cho phép xảy ra. Chỉ tồn tại thôi đã là hạnh phúc. 

Search Inside Yourself – Chade -Meng Tan

Bài viết liên quan
Chia sẻ
Sao chép link
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Tác giả: .Ngưn.

Queerbaiting là gì và chúng ta nên chống lại hành vi này như thế nào?

Trong vài năm trở lại đây, ngày càng có nhiều người bắt đầu sử dụng và trở nên quen thuộc với thuật ngữ “queerbaiting” mỗi khi xem những chương trình có sự góp mặt của cộng đồng LGBTQ+.

Vậy queerbaiting nghĩa là gì và và chúng ta nên chống lại hành vi này như thế nào?

Cùng SEBT tìm hiểu qua bài viết hôm nay nhé.

Queerbaiting là gì?

Nói một cách dễ hiểu thì queerbaiting là một chiến lược truyền thông thường thấy trong ngành giải trí, sử dụng yếu tố liên quan tới cộng đồng LGBTQ+ nhằm “câu kéo” người xem.

Hình ảnh được đăng tải bởi Alexander Grey trên Unsplash

Không thiếu những ví dụ cho ta thấy queerbaiting tràn lan trên phim ảnh, MV, gameshow, kênh giải trí hiện nay. Chúng ta cũng có thể thấy hành vi này ở những người nổi tiếng. Họ làm nhiều hành động thân mật với người cùng giới một cách mập mờ nhưng lại không xác nhận chính xác xu hướng tính dục của mình hoặc không phát triển mối quan hệ hơn. Đây được cho là “mồi nhử” nhằm câu kéo thêm người hâm mộ trong cộng đồng LGBTQ+.

Queerbaiting bắt đầu khi nào?

Thuật ngữ này đã được ghi nhận từ ít nhất những năm 1950, mặc dù vào thời điểm đó, nó liên quan nhiều hơn đến các sự kiện như Lavender Scare nhằm tìm kiếm và sa thải những người lao động LGBTQ+ trong cuộc “săn lùng phù thủy” thời hiện đại.

Queerbaiting bắt đầu có sự thay đổi vào những năm 2010 khi nó mang ý nghĩa của những hoạt động lợi dụng yếu tố đồng tính làm “mồi câu” thu hút khán giả là người đồng tính.

Thuật ngữ queerbaiting trở thành chủ đề phổ biến hơn trên báo chí vào năm 2021 và bắt đầu nhận được sự chú ý rộng rãi khi Billie Eilish bị cáo buộc là queerbaiting. Cô đăng tải hình ảnh quảng cáo cho MV “Lost Cause”, trêu đùa rằng cô “yêu con gái” cùng với những hình ảnh thân mật với bạn diễn. Nhiều ý kiến cho rằng cô đang lợi dụng yếu tố LGBTQ+ để quảng bá cho MV mới phát hành trong tháng Tự Hào.

Đồng xu hai mặt của queerbaiting

Queerbaiting vừa mang tác động tích cực mà cũng vừa tiêu cực. Tích cực ở chỗ giúp hình ảnh LGBTQ+ trở nên quen thuộc và thú vị trong mắt người xem hơn là bị kỳ thị như trước đây.

Nhưng tác động tiêu cực lại nhiều hơn. Không ít người sử dụng yếu tố LGBTQ+ chỉ để câu kéo người xem, tạo ra một mối quan hệ đồng tính đầy hứa hẹn và lãng mạn nhưng chỉ dừng ở mức ám chỉ chứ không xác nhận rõ ràng hay muốn phát triển mối quan hệ. 

Điều này làm người xem là cộng đồng LGBTQ+ cảm thấy bị lợi dụng, lừa dối và tổn thương. 

Hình ảnh được đăng tải bởi Alexander Grey trên Unsplash

Chưa kể có người sử dụng queerbaiting một cách kệch cỡm nhằm đem lại yếu tố hài hước trong vài bộ phim truyền hình (như trai đóng giả gái). Nhưng hài không thấy đâu mà chỉ thấy lố lăng. 

Điều này khiến những người ngoài cộng đồng càng thấy định kiến khi cho rằng yếu tố LGBTQ+ chỉ mang ra làm chiêu trò một cách kệch cỡm, kỳ lạ. 

Vô hình trung, queerbaiting góp phần làm cộng đồng LGBTQ+ khó được nhìn nhận và đối xử bình đẳng. Những gì về LGBTQ+ mà chúng ta thấy trên phim ảnh, gameshow, MV có queerbaiting không phản ánh đúng thực tế, gây ra sự hiểu lầm và càng làm tăng định kiến.

Vì vậy, với queerbaiting, chúng ta nên chống lại thay vì ủng hộ.

Chúng ta nên chống lại queerbaiting như thế nào?

Bản chất của queerbaiting chỉ là chiêu trò độc hại trong truyền thông nhằm lôi kéo thêm người xem. Chúng ta nên chống lại queerbaiting bằng cách:

+ Lên tiếng phản đối những chương trình hay những người sáng tạo nội dung sử dụng yếu tố queerbaiting.

Hình ảnh được đăng tải bởi Igor Omilaev trên Unsplash

+ Không theo dõi các sản phẩm có yếu tố queerbaiting. Đừng làm người nửa vời khi miệng thì chỉ trích nhưng mắt vẫn xem những chương trình giải trí lạm dụng queerbaiting.

+ Ủng hộ những nội dung, sản phẩm đến từ những nhà sáng tạo hoặc chương trình nói về LGBTQ+ một cách chân thực, đúng đắn. Đây mới chính là đại diện cho cộng đồng LGBTQ+ chứ không phải những nơi mang nó ra làm chiêu trò để câu view.

Nguồn thông tin từ: What is queerbaiting and why does it happen? (pride.com)

Bài viết liên quan
Chia sẻ
Sao chép link
Tác giả: .Ngưn.

Từ “Queer” được cộng đồng LGBTQ+ sử dụng như thế nào?

Ban đầu, Queer là một cái tên miệt thị dành cho người đồng tính. Để đáp lại, một số nhà hoạt động trong cộng đồng đồng tính bắt đầu tự gọi mình là “queer” với niềm tự hào.

Kể từ lần đầu xuất hiện trong tiếng Anh vào khoảng năm 1513, “queer” luôn có nghĩa là một cái gì đó không bình thường, một cái gì đó kỳ lạ, kỳ quặc. Người ta dùng nó mà không biết hoặc không có ý ám chỉ bất kỳ điều gì liên quan đến bản dạng giới hay xu hướng tính dục.

Từ điển tiếng Anh Oxford cho biết danh từ “queer” lần đầu tiên được Hầu tước Queensbury sử dụng để chỉ người đồng tính là vào năm 1894.

Từ điển tiếng lóng The Concise New Partridge Dictionary of Slang cho biết tính từ “queer” bắt đầu có nghĩa là “đồng tính luyến ái” vào khoảng năm 1914, chủ yếu ở Hoa Kỳ. Từ điển cũng lưu ý rằng tính từ này “mang tính xúc phạm từ bên ngoài, không phải từ bên trong”. 

Như vậy, hai từ điển cho thấy sự tiến triển của “queer”. 

Hình ảnh được đăng tải bởi Katie Rainbow 🏳️‍🌈 trên Unsplash

Tiếp tục đi hơn nữa thì ấn bản năm 1949 của Từ điển Webster’s New Collegiate chỉ liệt kê một cách sử dụng tiếng lóng cho “queer”: “Tiền giả”. Lưu ý nhỏ là các từ điển lưu hành chung vào thời điểm đó thường tránh xa các từ hoặc định nghĩa có thể bị coi là xúc phạm.

Bản in năm 1965 của Từ điển Webster’s New World, Phiên bản Cao đẳng, liệt kê “queer”, cả danh từ lẫn tính từ, là tiếng lóng chỉ người đồng tính. Không phải tiếng lóng xúc phạm mà chỉ đơn thuần là tiếng lóng thôi.

Từ điển Webster’s New World College, Phiên bản thứ năm, phiên bản hiện tại, được Associated Press và nhiều tổ chức tin tức sử dụng, có tính mở rộng hơn khi so sánh. Nó liệt kê “queer” theo cách này: 

“[Tiếng lóng] đồng tính luyến ái: trong cách sử dụng chung, vẫn chủ yếu là một thuật ngữ lóng chỉ sự khinh miệt hoặc chế giễu, nhưng gần đây được một số học giả và nhà hoạt động đồng tính sử dụng như một thuật ngữ mô tả mà không có hàm ý tiêu cực.” 

Từ điển tiếng lóng của Mỹ (The Dictionary of American Slang) cho biết “vào đầu những năm 1990, queer đã được một số người đồng tính chấp nhận như một cách gọi không mang tính miệt thị, theo tinh thần “niềm tự hào của người đồng tính'”. Chuyển đổi đó bắt đầu vào cuối những năm 1980.

Vậy chuyện gì đã xảy ra khi đó?

Thời điểm ấy đã diễn ra phong trào đòi quyền cho người đồng tính, một phần được thúc đẩy bởi đại dịch AIDS. 

Một số nguồn cho rằng việc sử dụng từ “queer” như một nhãn tích cực đầu tiên bắt nguồn từ nhóm Queer Nation, được thành lập vào đầu những năm 1990 như một tổ chức cấp tiến nhằm chống lại bạo lực đối với người đồng tính. 

Newsweek viết vào năm 1991 rằng: “Bằng cách sử dụng từ ‘queer’, Queer Nation tuyên bố, họ đã tước vũ khí của những kẻ kỳ thị người đồng tính”.

Hình ảnh được đăng tải bởi Dustin Humes trên Unsplash

Kể từ đó, “queer” không chỉ mang nghĩa là “đồng tính luyến ái”. Một số người không xác định mình là nam hay nữ thì tự gọi mình là “genderqueer”. Có người lại dùng từ “gender-fluid” (giới tính linh hoạt) hoặc “nonbinary” (phi nhị nguyên). Ngay cả chữ “Q” trong LGBTQ+ cũng có thể là viết tắt của “queer” hoặc “questioning”.

Queer là một nhãn mà tồn tại cùng lúc 2 trạng thái: được chấp nhận và bị từ chối. Nhiều người trong cộng đồng dùng nó để tự nhận dạng thì được, nhưng nếu là người ngoài dùng để mô tả họ thì có thể gây sự khó chịu. 

Vì vậy, Queer hiếm khi được dùng để mô tả các cá nhân, một nhóm cá nhân cụ thể hoặc xu hướng tính dục của họ.

Sách hướng dẫn về Phong cách và Cách sử dụng của The New York Times (The New York Times Manual of Style and Usage) nói rằng:

“Queer, trong nghĩa đồng tính luyến ái, nên được coi là một từ xúc phạm, nhưng vẫn có ngoại lệ nhỏ. Một số người đồng tính nam và đồng tính nữ đã phục hồi thuật ngữ này như một biểu tượng châm biếm của niềm tự hào. Thuật ngữ vẫn có thể chấp nhận được khi đề cập đến lĩnh vực học thuật mới nổi của các nghiên cứu về queer.”

Còn Sách hướng dẫn phong cách của NLGJA, Hiệp hội các nhà báo LGBTQ, nói như sau về từ “queer”:

“Ban đầu là một thuật ngữ miệt thị người đồng tính, giờ đây đang được một số người đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính và chuyển giới tái sử dụng như một thuật ngữ bao quát để tự khẳng định. Một số người dị tính cảm thấy mình thuộc về văn hóa LGBT, chẳng hạn như họ là con cái của những bậc cha mẹ queer, thì tự gọi mình là ‘culturally queer’ (queer về văn hóa). Từ ‘queer’ vẫn bị coi là xúc phạm khi dùng để mắng nhiếc; tốt nhất là chúng ta chỉ nên dùng trong các trích dẫn hoặc tên chính thức của các tổ chức hoặc sự kiện.”

Hình ảnh được đăng tải bởi courtney coles trên Unsplash

Tóm lại là

Từ “queer” với nghĩa gốc là “kỳ quặc”, “không theo quy chuẩn” có thể đã mất đi hầu hết ý nghĩa ban đầu. Và hiện nay mọi người sẽ ngay lập tức nghĩ đến từ “queer” như một định nghĩa về tính dục hoặc để xúc phạm người khác. 

Do đó, dù nhiều người đã chấp nhận từ “queer” nhưng chúng ta vẫn nên cực kỳ thận trọng khi muốn sử dụng. Tốt nhất là hãy hỏi đối phương trước là mình được dùng từ “queer” để gọi họ không, tránh gây hiểu lầm không đáng có.

Dịch từ bài viết: How the word ‘queer’ was adopted by the LGBTQ community – Columbia Journalism Review (cjr.org)

Bài viết liên quan
Chia sẻ
Sao chép link
Tác giả: .Ngưn.

Vì sao nhiều nam giới thích “bắn” lên mặt bạn tình?

Tình cờ SEBT nhận được một câu hỏi khá thú vị từ bạn đọc là:

“Tại sao mấy anh con trai hay thích xuất lên mặt bạn gái mình nhỉ?”

Hình ảnh được đăng tải bởi ian dooley trên Unsplash

Theo như SEBT tìm hiểu, các nhà khoa học hiện vẫn chưa khám phá ra các động cơ tâm lý đằng sau hành động “chăm sóc da mặt” người yêu này của các chàng trai.

Hầu như mọi thứ được viết về chủ đề này đều bắt nguồn từ ý kiến cá nhân nhiều hơn là dữ liệu thực nghiệm. Do đó, SEBT không thể đưa ra câu trả lời chắc chắn cho câu hỏi này.

Nhưng SEBT có thể cho bạn biết các quan điểm phổ biến liên quan đến chủ đề trên cùng suy nghĩ của riêng SEBT.

Có lẽ quan điểm phổ biến nhất mà SEBT tìm hiểu được là sở thích “bắn” lên mặt bạn tình của nam giới có liên quan đến quyền lực. Đó là hành động mang tính hạ thấp phẩm giá bạn tình, nâng cảm giác “ở trên” của nam giới. Nên nhiều anh chàng mới thấy thích hành động như vậy.

SEBT thì nghĩ quan điểm này không ổn. Nhiều người thích được xuất bên trong cơ thể bạn tình vì mang đến cảm giác hai cơ thể được hòa làm một. Vậy tại sao hành động xuất ra ngoài, cụ thể là “bắn” lên mặt bạn tình, lại được xem là hạ thấp phẩm giá bạn tình? Nghe mâu thuẫn đúng không?

Theo SEBT, quan điểm trên hết sức tiêu cực vì nó hạ bệ một số hành vi tình dục để nâng cao một số hành vi tình dục khác. Hơn nữa, không ít cặp đôi rất tận hưởng việc xuất lên khuôn mặt và họ thực hiện nó một cách đồng thuận. Nếu xem hành động “bắn” lên mặt như một cách hạ thấp phẩm giá bạn tình thì chẳng phải là áp đặt cái nhìn tiêu cực này lên những cặp đôi đó sao?

Thêm một điểm quan trọng mà SEBT muốn nhấn mạnh: Nếu trong trường hợp một anh chàng “bắn” lên mặt bạn tình nhưng không hỏi ý người ta trước mà chỉ muốn nhìn thấy phản ứng bị sốc của bạn tình thì có lẽ đây đúng là hành vi bắt nguồn từ nhu cầu thể hiện quyền lực hoặc mong muốn làm nhục người khác. 

Đây được xem như kiểu quyền lực độc hại, thường thấy ở những người đàn ông thuộc kiểu Toxic Alpha Male: thích hạ thấp phẩm giá bạn tình để tôn lên giá trị của mình. 

Một cách giải thích khác cho lý do một số đàn ông thích “chăm sóc da mặt” bạn tình là vì họ muốn nhìn thấy sự kết hợp giữa khoái cảm trên khuôn mặt bạn tình và sự thỏa mãn tình dục của chính mình (dưới dạng xuất tinh). 

Sự kết hợp này đặc biệt kích thích đối với đàn ông dị tính bởi khuôn mặt phụ nữ là một tín hiệu quan trọng cho thấy nàng bị kích thích như thế nào trong khi làm tình. 

Hình ảnh được đăng tải bởi Jeremy Bishop trên Unsplash

Một nghiên cứu theo dõi bằng mắt cho thấy đàn ông dị tính có xu hướng nhìn vào khuôn mặt phụ nữ khi xem phim heo. Vì cơ thể phụ nữ không có dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy sự kích thích tình dục (không như đàn ông thể hiện rõ qua sự cương cứng của “súng”). 

Do đó, các chàng trai sẽ nhìn vào khuôn mặt các cô gái như một dấu hiệu cuối cùng cho biết nàng có “thích” cuộc làm tình này không.

Thêm một lý do khác khiến một số nam giới thích “bắn” lên mặt bạn tình là vì họ đã được điều chỉnh về mặt tâm lý để nhìn thấy xuất tinh khi đạt cực khoái. 

Không chỉ thường xuyên nhìn thấy xuất tinh của chính mình khi họ thủ dâm mà họ còn thường nhìn thấy xuất tinh của những người đàn ông khác lúc đang xem phim người lớn. 

“Bắn” lên mặt bạn tình cùng những hình thức xuất tinh bên ngoài khác đã trở nên phổ biến trong phim người lớn từ vài thập kỷ qua. Điều này đã ảnh hưởng đến tâm lý của người xem là nam giới, khiến họ phải thấy xuất tinh khi lên đỉnh thì mới coi là trọn vẹn cho cuộc làm tình.

Trên đây là một số lý giải cho hành động thích xuất lên mặt bạn tình ở một số nam giới. Tất nhiên là sẽ còn nhiều lý do khác bởi tâm lý mỗi người rất phức tạp. Trọng điểm chính mà SEBT muốn nhấn mạnh khi bàn về chủ đề này là chúng ta nên tránh thói quen phân loại hành vi này là tốt hay xấu.

Nếu bạn thấy thích hành vi này và nhận được sự đồng thuận từ bạn tình thì không có nghĩa bạn muốn hạ thấp phẩm giá bạn tình để nâng mình lên mà nó đơn thuần là sở thích trong tình dục của mỗi người mà thôi. 

Chưa kể về phía nữ giới, có những bạn nữ thích được “bắn” lên mặt vì họ nghĩ người đàn ông của mình sẽ thấy thích hành vi này. Người ấy hạnh phúc thì họ cũng thấy hạnh phúc. Đây có thể nói là sự hòa hợp và tôn thờ của các cặp đôi trong mối quan hệ.

Hình ảnh từ Unsplash

Do đó, thay vì đánh giá một hành vi nào đó trong hoạt động tình dục, chúng ta nên khuyến khích nhau có một cuộc trò chuyện trung thực với bạn tình về những gì chúng ta thấy thoải mái và không thoải mái nhằm đạt đến sự đồng thuận cuối cùng trên nền tảng tôn trọng ranh giới của nhau trong tình dục.

Tất cả nhằm đạt được cái kết toàn vẹn cho những cặp đôi yêu nhau: sự hòa hợp, tôn thờ và hạnh phúc.

Bài viết liên quan
Chia sẻ
Sao chép link
Tác giả: Chuối

Chu kỳ đáp ứng tình dục ở nữ giới & các rối loạn thường gặp

Ở bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chu kỳ đáp ứng tình dục ở nữ giới đi từ giai đoạn nổi lên ham muốn cho tới khi đạt cực khoái. Và mỗi giai đoạn sẽ đi kèm các rối loạn thường gặp (ví dụ bạn nữ rất khó lên đỉnh dù đã tìm mọi cách kích thích). Bên cạnh đó, bạn cũng biết được những yếu tố nào ảnh hưởng đến tình dục của chị em cũng như gợi ý cách điều trị khi chịu các rối loạn liên quan.

Chu ký đáp ứng tình dục ở nữ giới

Chu kỳ đáp ứng tình dục ở nữ giới bao gồm 4 giai đoạn độc lập hoặc đan xen vào nhau, cụ thể:

Hình ảnh từ ResearchGate

1. Giai đoạn Ham muốn

Trong giai đoạn này sẽ chia thành 3 loại:

– Ham muốn chủ động:

+ Có nhu cầu, có sự thôi thúc nội tại muốn được hoạt động tình dục.

+ Các suy nghĩ liên tưởng, mong muốn khi nghĩ về hoạt động tình dục.

– Ham muốn thụ động:

+ Đáp ứng lại với các kích thích tình dục.

+ Nhu cầu tăng lên.

– Được chi phối bởi não bộ.

2. Giai đoạn Hưng phấn

Trong giai đoạn này sẽ chia thành 4 loại:

– Hưng phấn ngoại vi.

– Hưng phấn khi có kích thích tình dục.

– Hưng phấn từ cơ quan sinh dục bao gồm những biểu hiện như:

+ Tiết chất nhờn âm đạo

+ Cơ quan sinh dục cương lên (cả dương vật lẫn âm vật) 

+ Cảm giác râm ran bứt rứt từ cơ quan sinh dục.

– Hưng phấn não bộ và toàn thân bao gồm những biểu hiện như:

+ Não bộ hưng phấn, thích thú

+ Tim đập nhanh, thở nhanh hơn

+ Vú và núm vú cương lên, tăng nhạy cảm…

3. Giai đoạn Cực khoái

Giai đoạn này sẽ thể hiện qua:

Hình ảnh được đăng tải bởi Daria Litvinova từ Unsplash

+ Sự thăng hoa tột cùng đến từ các hoạt động tình dục

+ Được kiểm soát bởi hệ thần kinh tự chủ, ngoài ý muốn chủ quan

+ Cơ quan sinh dục, cơ sàn chậu co thắt theo chu kỳ

+ Điểm G co thắt có thể giải phóng chất dịch như xuất tinh ở nam và chất lỏng ở nữ

+ Não bộ thăng hoa, cảm giác thỏa mãn lan tỏa khắp cơ thể

4. Giai đoạn Thư giãn

Đây là giai đoạn mà cảm giác thư giãn lan rộng ra toàn bộ cơ thể sau khi hoạt động tình dục được hoàn thành.

Các rối Loạn trong từng giai đoạn tình dục

– Rối loạn ham muốn tình dục: Giảm hoặc mất hứng thú với tình dục; thấy ghê tởm tình dục.

– Rối loạn hưng phấn: Khó đạt được hoặc khó duy trì sự hưng phấn sinh lý và cảm xúc trong quan hệ.

– Rối loạn cực khoái: Khó hoặc không thể đạt cực khoái sau giai đoạn hưng phấn bình thường.

– Rối loạn đau tình dục: Đau khi giao hợp; bị co thắt âm đạo nên gây đau và cản trở việc quan hệ.

– Rối loạn tình dục do bệnh lý/thuốc men:

+ Một số bệnh mãn tính như đái tháo đường, bệnh tim mạch, rối loạn nội tiết, trầm cảm… có thể gây nên các triệu chứng rối loạn chức năng tình dục.

+ Một số loại thuốc như thuốc điều trị huyết áp, thuốc chống trầm cảm, hóa trị liệu… cũng có thể có tác dụng phụ ảnh hưởng tiêu cực đến ham muốn và chức năng tình dục.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tình dục ở nữ giới

Yếu tố sinh lý

+ Hormone: Sự cân bằng estrogen, testosterone, và progesterone.

+ Tuổi tác: Thay đổi theo chu kỳ sinh học.

+ Sức khỏe tổng quát: Các bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp.

+ Thay đổi sau sinh và sau mãn kinh.

Yếu tố tâm lý

+ Stress và lo âu.

+ Trầm cảm.

+ Hình ảnh cơ thể và sự tự tin.

+ Trải nghiệm tình dục trong quá khứ.

Hình ảnh được đăng tải bởi Molly Blackbird trên Unsplash

Yếu tố mối quan hệ

+ Chất lượng mối quan hệ với đối phương.

+ Sự giao tiếp về nhu cầu tình dục.

+ Sự tin tưởng và an toàn trong mối quan hệ.

Yếu tố xã hội và văn hóa

+ Định kiến và kỳ vọng xã hội.

+ Giáo dục giới tính.

+ Tín ngưỡng tôn giáo.

Lối sống

+ Chế độ ăn uống và tập luyện.

+ Sử dụng rượu, thuốc lá và chất kích thích.

+ Cân bằng công việc và cuộc sống.

Yếu tố y tế

+ Tác dụng phụ của thuốc (như thuốc chống trầm cảm).

+ Điều trị ung thư và các can thiệp y tế khác.

+ Đau mãn tính.

Kiến thức và kỹ năng

+ Hiểu biết về giải phẫu cơ thể và sinh lý.

+ Kỹ năng giao tiếp về tình dục.

+ Kỹ thuật tình dục.

Môi trường

+ Sự riêng tư và thoải mái.

+ Stress từ công việc hoặc gia đình.

Yếu tố di truyền

Một số nghiên cứu cho thấy yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến ham muốn tình dục.

Trải nghiệm cá nhân

+ Chấn thương tình dục trong quá khứ.

+ Kỳ vọng và niềm tin cá nhân về tình dục.

Các rối loạn chức năng tình dục ở nữ giới

Định nghĩa

Trước đây, “lãnh cảm” được dùng để chỉ tình trạng suy giảm khả năng tình dục của phụ nữ, tương tự như từ “liệt dương”  ở nam giới.

Hình ảnh được đăng tải bởi Anthony Tran trên Unsplash

Nhưng hiện nay, “lãnh cảm” đã được thay bằng cụm từ “rối loạn chức năng tình dục (RLCNTD) của nữ giới”. 

Các rối loạn này thường được biểu hiện như [5]:

+ Không có ham muốn tình dục 

+ Không thấy hứng trong quan hệ tình dục

+ Không có khoái cảm khi quan hệ thâm nhập

+ Đau khi thâm nhập

+ Không đáp ứng tình dục, không quan tâm hoặc từ chối quan hệ tình dục với bạn tình.    

Các loại rối loạn chức năng tình dục ở nữ giới

+ Rối loạn ham muốn tình dục

+ Rối loạn kích thích tình dục

+ Rối loạn cực khoái

+ Đau khi giao hợp (dyspareunia)

Nguyên nhân gây ra các rối loạn chức năng tình dục ở nữ giới

– Sinh lý: Mất cân bằng hormone, bệnh lý mãn tính.

– Tâm lý: Stress, trầm cảm, lo âu.

– Xã hội: Mối quan hệ không tốt, chịu áp lực xã hội.

– Thuốc: Tác dụng phụ của một số loại thuốc.

Chẩn đoán rối loạn chức năng tình dục ở nữ giới

– Hỏi bệnh sử chi tiết

– Khám thực thể

– Xét nghiệm hormone

– Đánh giá tâm lý.

Cách điều trị rối loạn chức năng tình dục ở nữ giới

– Người phụ nữ cần được tư vấn để giải tỏa những ức chế tâm lý, giải quyết những mâu thuẫn giữa mình và người ấy.

– Cần có sự cởi mở của bạn nữ đối với người yêu/người chồng. 

– Trường hợp vấn đề tâm lý nặng nề thì phải cần có sự giúp đỡ của những chuyên gia tâm lý.

– Nếu lý do gây “lãnh cảm” là vì bệnh lý thì phải đi khám bác sĩ để tùy nguyên nhân mà chữa trị.

– Đối với phụ nữ lớn tuổi, vấn đề suy giảm nội tiết tố sinh dục có thể cải thiện bằng điều trị nội tiết thay thế nhưng phải dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa.

– Tập Yoga giúp tăng ham muốn tình dục [1]:

+ Khi luyện tập yoga, tinh thần chị em được thả lỏng, thoải mái hơn, các cơ co giãn, cơ thể dẻo dai…

+ Một số bài tập yoga tăng cường sinh lý nữ như tư thế rắn hổ mang, tư thế cúi chào mặt trời, tư thế lạc đà… 

– Tập các bài tập thể dục hoặc vận động nhẹ nhàng cũng hỗ trợ điều trị rối loạn chức năng tình dục.

Hình ảnh được đăng tải bởi Erriko Boccia trên Unsplash

– Thay đổi thói quen tình dục: thay đổi không gian mới, thay đổi thời gian quan hệ mà khác với thường ngày.

– Liên tục trang bị các kiến thức về tình dục, dành thời gian nhiều hơn cho màn dạo đầu… 

Tác động của rối loạn chức năng tình dục ở nữ giới

Rối loạn chức năng tình dục có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống, mối quan hệ và sức khỏe tâm thần của phụ nữ.

Đó là lý do mà chúng ta cần nâng cao nhận thức về chứng rối loạn này, giúp phụ nữ tìm kiếm sự hỗ trợ y tế kịp thời và phá vỡ các định kiến xã hội.

Vai trò của người yêu/bạn đời

Sự hỗ trợ và thấu hiểu từ người yêu/bạn đời đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị rối loạn chức năng tình dục (RLCNTD).

Nghiên cứu lâm sàng

Laumann và cộng sự nghiên cứu trên 1749 phụ nữ và 1410 nam giới từ 18 – 59 tuổi ở Hoa Kỳ rồi nhận thấy [2]: 

+ 43% phụ nữ có RLCNTD trong khi nam chỉ có 31% 

+ 57% phụ nữ không có RLCNTD

+ Thường xuất hiện ở những người yếu về thể chất và tinh thần 

+ Suy giảm ham muốn tình dục (22%)

+ Khó đạt khoái cảm (14%) 

+ Đau khi giao hợp (7%) 

+ Sự suy giảm chức năng tình dục càng nhiều khi tuổi càng cao

Molouk Jaafarpour và cộng sự nghiên cứu trên 400 phụ nữ Iran tuổi từ 18 – 50 trong thời gian từ tháng 9/2010 – 9/2011 [3]. Kết quả cho thấy:

+ Số người RLCNTD tăng theo số tuổi nhất là trên 40 tuổi (75,7%)

+ RLCNTD ở nữ giới chiếm 45,3%

+ Suy giảm ham muốn tình dục 37,5%. 

+ Khô âm đạo: 41,2%. Đau khi giao hợp: 42,5%

+ Khó đạt khoái cảm: 42%

Mặt khác, có sự khác biệt lớn về tần suất RLCNTD giữa các quốc gia.

Sự khác biệt phản ánh sự khác nhau về các yếu tố tâm lý, y tế, văn hóa, chủng tộc, đặc biệt là yếu tố kinh tế xã hội.

Theo nghiên cứu của Berman và cộng sự, có nơi mà 40% phụ nữ không dám nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ khi họ gặp khó khăn về vấn đề tình dục vì họ thấy xấu hổ nếu đề cập đến tình dục [4].

Nếu tình trạng RLCNTD thỉnh thoảng mới xảy ra hoặc vì người chồng có nhu cầu quan hệ tình dục nhiều hơn người vợ nên có lúc người vợ không cảm thấy hứng thú thì người phụ nữ đó hoàn toàn bình thường.

Tuy nhiên, nếu những triệu chứng RLCNTD đã liệt kê ở trên kéo dài liên tục và thật sự làm vợ chồng lo âu, khổ tâm thì cần phải nghiêm túc quan tâm để tìm cách giải quyết sớm, nếu không thì chắc chắn sẽ dẫn đến sự đổ vỡ hạnh phúc gia đình.

Các nguồn thông tin trong bài

[4] Berman L, Berman J, Felder S, Pollets D, Chhabra S, Miles M, et al. Seeking help for sexual function complaints: what gynecologists need to know about the female patient’s experience? Fertil Steril. 2003;79(3):572–76.

[3]Molouk Jaafarpour et al (2013) Female Sexual Dysfunction: Prevalence and Risk Factors J Clin Diagn Res. 2013 Dec; 7(12): 2877–2880.

[2]Edward O. Laumann, et al (1999) Sexual Dysfunction in the United StatesPrevalence and Predictors JAMA. 1999;281(6):537-544.

 [ 1] Vikas Dhikav , Girish Karmarkar et al (2010) Yoga in female sexual functions J Sex Med . 2010 Feb;7(2 Pt 2):964-70.

Tham khảo nghiên cứu từ PGS.TS VŨ THỊ NHUNG – BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG

Bài viết liên quan
Chia sẻ
Sao chép link
Tác giả: Chuối

Tình dục là điểm bứt phá trong mỗi giai đoạn phát triển

Khi nói đến vấn đề liên quan đến tình dục (sex) ở Việt Nam, mọi người thường nghĩ tới chuyện quan hệ tình dục. Nhưng thật ra tình dục phong phú hơn chúng ta nghĩ. Chúng ta có giới tính sinh học, bản dạng giới, xu hướng tính dục, hoạt động tình dục… mà ở mỗi giai đoạn phát triển và hình thành nhận thức, chúng ta buộc phải học ít nhất một bài học về tính dục hay tình dục.

Những bước đầu khi cảm nhận cơ thể thay đổi như đến kỳ kinh nguyệt, “cậu bé” cương cứng… cho đến cảm nhận giới, bản dạng giới, xu hướng tính dục trong giai đoạn dậy thì. Đây chính là một trong những điểm bứt phá đầu tiên. Khi các bạn có thể tiếp cận với xu hướng tính dục bài bản hơn vào độ tuổi dậy thì thì chúng ta sẽ kịp dành thời gian nghiên cứu chính mình, để đến giai đoạn phát triển hình thành nhận thức khoái cảm và thỏa mãn tình dục thì mình cũng đã vững vàng hơn khi biết mình là ai.

Khi chính chúng ta còn hoài nghi bản thân trong tính dục, bạn sẽ luôn cảm thấy không an toàn.

Hình ảnh được đăng tải bởi Alexander Grey trên Unsplash

Bạn là gay và bạn nhận diện rồi được thể hiện, sống là gay. Đây là bước đầu hạnh phúc. Tôi đã từng dành rất nhiều giờ để chia sẻ cùng một người anh 8x về sự áp bức tinh thần dù đời sống vật chất đủ đầy, vị trí xã hội cao nhưng vẫn sống trong lớp vỏ bọc trai thẳng, lấy vợ sinh con cho đúng nghĩa vụ gia đình. Điều này ít bắt gặp hơn ở giới trẻ hiện nay.

Khi chúng ta càng chối bỏ chính mình chúng ta càng đau khổ.

Điều này càng thể hiện rõ ở nhóm LGBTQI+ và sau này là nhóm có sở thích, hành vi tình dục không theo truyền thống.

Khi ta bắt đầu nhận thức khoái cảm và thỏa mãn tình dục, ta học cách chấp nhận và nhận diện được khoái cảm qua các hoạt động khác nhau. Điều này giúp xây dựng sự tự tin, kết nối với chính mình.

Khi bạn dám thủ dâm và nhận diện được khoái cảm của bản thân, sau đó chấp nhận và sống hoà hợp với khoái cảm, bạn sẽ dần tự tin hơn trong việc thể hiện bản thân.

Hãy nhớ rằng nếu như bạn có thể đối mặt vững vàng với tình dục thì tình dục sẽ không bao giờ là rào cản giữ bạn lại trong quá trình phát triển nhận thức, hình thành nhân cách và thành công trong sự nghiệp.

Ví dụ như một trong những cột mốc thành công của mối quan hệ yêu đương là khi bạn học được cách hòa hợp cơ thể và tận hưởng tương tác tình dục cùng nhau. Các cặp đôi khi không vượt qua được cột mốc hòa hợp cơ thể thì sẽ rất khó để duy trì lâu dài mà không trải qua sự áp bức về tinh thần.

Sẽ có một số người phản biện rằng còn các nhà sư thì sao? 

Hình ảnh được đăng tải bởi Hannah Vu trên Unsplash

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã từng luận: “Monks and nuns do not engage in sexual relationships because they want to devote their energy to having a breakthrough in meditation. They learn to channel their sexual energy to strengthen their spirit energy for the breakthrough”.

Các nhà sư vẫn nhận diện tình dục nhưng sau đó thay vì chuyển hoá thành hành vi tình dục, họ chuyển hoá năng lượng tình dục sang năng lượng khác. Đây cũng chính là tính bứt phá của họ.

Tính bứt phá về tình dục trong từng giai đoạn không có nghĩa bạn phải trải nghiệm những điều mới mẻ mà là nhận thức và ôm lấy những sự thay đổi mà không chối bỏ.

Bạn thử nghĩ lại xem có phải rất nhiều cột mốc quan trọng trong cuộc đời của chúng ta đều đi liền với ít nhất một bài học về tình dục/tính dục?

Với người vô tính, giây phút họ hiểu và xác định được mình là người vô tính chính là bước đầu của chặng nhận thức về mối quan hệ lãng mạn, khi bạn hiểu nhu cầu của bạn ở đâu. Điều này không chỉ giúp thiết lập mức kỳ vọng trong mối quan hệ mà còn giúp bạn tự tin hơn trong hành trình tìm kiếm hạnh phúc. Nhưng nếu một lúc nào đó bạn nhận ra mình không phải người vô tính mà là demisexual hay greysexual thì cũng không sao cả. Quan trọng là “If you accept your body, then you have a chance to see your body as home. If you don’t accept your body, you cannot have a home. If you don’t accept your mind, you cannot be a home to yourself” (Tạm dịch: Nếu bạn chấp nhận cơ thể của mình thì bạn có cơ hội coi cơ thể như là nhà. Nếu bạn không chấp nhận cơ thể của mình thì bạn không thể có một ngôi nhà. Nếu bạn không chấp nhận tâm trí của mình, bạn không thể là một ngôi nhà cho chính mình.)

Tình dục được nhớ đến như một điều cấm kỵ nên bạn càng trốn tránh, bạn càng dễ bị lật đổ. Điều gì càng cấm kỵ sẽ làm càng làm chúng ta tò mò, và tình dục nếu chỉ có tò mò nhưng thiếu kiến thức thì chắc chắn là tai hoạ.

Việt Nam là nước đứng đầu về nạo phá thai trong khu vực và đứng năm trên thế giới. Hàng năm tại Việt Nam có khoảng 300.000 ca nạo phá thai được ghi nhận, trong số này 30% là phụ nữ từ 15 – 19 tuổi với 70% là học sinh sinh viên.

Từng cột mốc thành công của chúng ta luôn gắn liền cùng những bài học về tình dục dù trực tiếp hay gián tiếp. Khi đã không thể chối bỏ, mình cần phải học về nó. Học và có kiến thức về tình dục giúp bạn có những trải nghiệm tốt và an toàn hơn. Giống như xây nhà, chúng ta phải xây móng trước: an toàn tình dục chính là nền móng; xu hướng tính dục, sở thích hành vi tình dục là kiểu dáng phong cách.

Và giờ thì mình học Sex Education – giáo dục giới tính ở đâu?

Hình ảnh được đăng tải bởi Mathieu Stern trên Unsplash

Với những sự may mắn trong hành trình làm việc, tôi thật sự truyền cảm hứng từ một thương hiệu mà mình rất yêu thích. Họ nói lên một thực trạng: “We learn from porn not from touch, we learn from mistake not exploration”. Điều đó rất đúng với Việt Nam hiện tại. Việt Nam là một trong top đầu quốc gia truy cập vào các trang web p0rn nhiều nhất thế giới.

Hãy cùng nhau thay đổi, đầu tiên là từ chính mỗi cá nhân trước, chưa cần phải giúp ai ngay, hãy bắt đầu hiểu và nhận diện bản thân trong tình dục và tính dục. Thấu hiểu xu hướng tính dục, sau đó học cách chạm và cảm nhận cơ thể chính mình thay vì xem p0rn.

Tiếp theo là lựa chọn và cung cấp thông tin cần đúng thời điểm. Các bạn từ 6 tuổi trở đi nên được học về xu hướng tính dục bài bản. Bắt đầu học về an toàn tình dục trong giai đoạn đầu của dậy thì. Khi biết cách bảo vệ bản thân mình thông qua đồng thuận, tránh thai ngoài ý muốn và các bệnh lây lan qua đường tình dục, hành trình tìm hiểu và trải nghiệm sở thích cũng như hành vi tình dục sẽ được tận hưởng trọn vẹn.

Khi tình dục, tính dục là một điều không thể thiếu trong đời sống hằng ngày nhưng chúng ta không dám nhìn nhận và học hỏi thẳng thắng và đúng cách thì sẽ càng dễ vấp ngã.

Tình dục là điểm bứt phá trong mỗi giai đoạn phát triển. Hãy vượt qua giai đoạn và bài học về tình dục để xây dựng một nhân cách khỏe mạnh và nhận thức bản thân rõ ràng hơn.

Bài viết liên quan
Chia sẻ
Sao chép link