Đồ lót dính chất nhầy, sau đó ngả vàng thì có sao không?

Ẩn danh

Em là nữ 17 tuổi, em để ý quần lót mình mặc hằng ngày có dịch dính ra nhưng mà em mặc cả ngày nên nó khô lại nên giặt rất khó ra. Khi đã giặt phơi, em để ý nó vẫn còn vết màu vàng vàng. Những lúc đến kì thì máu có màu sẫm nâu thì không biết em có làm sao và cần đi khám không ạ. 

– độc giả ẩn danh –

Chào em, cảm ơn em đã gửi câu hỏi về cho SEBT. SEBT xin phản hồi em như sau. 

Đồ lót có vết vàng

Âm đạo sẽ có thể tiết ra chất bôi trơn tự nhiên của âm đạo hoặc chất dịch nhầy từ cổ tử cung. Những chất dịch này sẽ có màu trắng, hơi đục, nhầy, đôi lúc có chút vàng, khi chảy ra dính vào quần lót thì chất trong chất dịch có thể bị oxy hóa làm xuất hiện màu vàng đậm hơn trên đồ lót của em. 

Nếu phần màu vàng không giặt ra thì em nên ngâm với nước nóng trước, sau đó ngâm với xà phòng rồi mình hẳn giặt thì các vết bẩn sẽ ra. Em cũng có thể tham khảo nước giặt cho đồ lót giá cả rất phù hợp cho học sinh sinh viên của Tinee để giặt đồ lót được sạch sẽ. Bên cạnh đó đồ lót của mình nên thay cái mới tầm 6 tháng/1 lần em nhé. 

Máu nâu 

Nội mạc tử cung hay còn gọi là lớp niêm mạc bên trong của tử cung, nơi trứng thụ tinh sẽ làm tổ và phát triển – được tạo thành từ các mô chứa nhiều mạch máu, đặc biệt có sự góp mặt của các động mạch xoắn. Điều này giúp trứng đã thụ tinh tiếp cận nhanh chóng và dễ dàng với nguồn cung cấp máu tươi (chứa nhiều chất dinh dưỡng và oxy), từ đó trứng có thể bắt đầu phát triển. 

Hình ảnh được cung cấp bởi Thomas Curryer trên Unsplash

Khi em không có thai thì lớp niêm mạc dày lên để trứng làm tổ sẽ bong ra, hình thành hiện tượng ra máu kinh. Ngay trước khi em có kinh, các động mạch xoắn chuyên biệt co lại để hạn chế mất máu. Sau sự co thắt của các động mạch, nội mạc tử cung bắt đầu vỡ ra từng mảnh từ các lớp sâu hơn của tử cung. Nội mạc tử cung của em không tách rời tất cả cùng một lúc, đó là sự phân tách có kiểm soát, từ từ và cần thời gian để mô nội mạc tử cung đi xuống qua cổ tử cung và âm đạo. Máu ban đầu có thể có màu đỏ sẫm hoặc nâu, thậm chí đen vì mất nhiều thời gian để thoát ra khỏi cơ thể.

Khi mô bị vỡ ra, nó để lại các đầu đứt gãy của mạch máu và tiếp tục chảy máu. Đây là nơi xuất phát máu đỏ tươi trong kỳ kinh nguyệt. Cuối cùng các tiểu cầu (tham gia vào quá trình đông máu) được kích hoạt nhóm lại với nhau và tạo thành một nút để cầm máu, đưa kỳ hành kinh đến giai đoạn kết thúc. Khi máu chảy chậm lại vào cuối kỳ kinh, nó có thể có màu đỏ hoặc nâu sẫm hơn.

Như vậy vào đầu hoặc cuối kỳ kinh có thể thấy xuất hiện máu nâu là điều bình thường.

Chia sẻ
Sao chép link
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận