Làm sao để kiểm tra bạn tình có đang bị bệnh STD hay không?

Ẩn danh

Cho mình hỏi là làm sao để check partner của mình có đang bị bệnh STD nào không? Vì theo mình biết có một vài bệnh nếu đang trong thời gian ủ bệnh thì sẽ không có dấu hiệu gì bên ngoài. Với lại nếu hỏi thẳng partner thì có kỳ lắm không?

– độc giả ẩn danh –

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho SEBT. SEBT xin phản hồi như sau. 

Kiểm tra STD

Để biết mình hay đối phương có nhiễm STD hay không thì cần phải làm xét nghiệm kiểm tra. Nói đến kiểm tra STD thì ai cũng cần phải làm rồi chia sẻ với bạn tình trước khi bắt đầu quan hệ tình dục, chứ không chỉ đơn phương từ một phía. 

Nếu mình muốn biết tình trạng sức khỏe của bạn tình thì mình cũng nên biết tình trạng của mình, để sau đó mình hoàn toàn có thể thẳng thắn nói chuyện rõ ràng, nghiêm túc với người ấy về STD, rằng là mình hy vọng cả hai có thể chia sẻ cho nhau về sức khỏe hiện tại, cả hai đều cần bảo vệ cơ thể của mình, của đối phương. Đây là một chuyện cực kỳ văn minh và tốt cho sức khỏe hai bên chứ không có gì phải ngại ngùng hay kỳ cục. Sau tất cả, chúng ta đều muốn mình luôn khỏe mạnh để đồng hành cùng nhau lâu dài, phải không? Bạn có thể hẹn lịch với bạn tình, nói chuyện một cách thoải mái, trên tinh thần xây dựng mối quan hệ bền vững.

Hoặc bạn cũng có thể rủ bạn tình cùng đi kiểm tra sức khỏe sinh sản, tình trạng các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Hiện nay ở các cơ sở y tế uy tín, các bác sĩ rất cởi mở về vấn đề này để hướng đến cộng đồng có đời sống tình dục lành mạnh. Nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm cùng partner đi xét nghiệm kiểm tra nhé. 

Hình ảnh được cung cấp bởi Louis Reed trên Unsplash

Kiểm tra theo định kỳ

Không phải cứ quan hệ rồi chúng ta mới đi khám sức khỏe sinh sản, tình trạng STD, mà nếu có ý định quan hệ, bạn cùng bạn tình cần kiểm tra trước khi bắt đầu. Cả hai cần khám định kỳ 6 tháng 1 lần. 

Xét nghiệm STDs có nghĩa là bạn đang xét nghiệm các kháng thể mà cơ thể đã tạo ra do tiếp xúc với tác nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chứ ít khi hoặc không thể nào dựa vào hoàn toàn triệu chứng lâm sàng, bởi rất nhiều bệnh diễn tiến âm thầm. 

Ngoài ra sẽ có những bệnh lây nhiễm chưa tạo ra kháng thể để phát hiện trong lần đầu khám, nên mình tiếp tục thăm khám sau 6 tháng, như vậy mình sẽ biết chính xác cơ thể mình có nhiễm STD nào không. 

Đó là lý do vì sao mà để bắt đầu quan hệ tình dục, mình không cần vội vàng, cả hai cần có kế hoạch kiểm tra STD, thảo luận với nhau về việc phòng tránh thai lâu dài. Cũng như mình và bạn tình cần xác định rằng không có gì là đảm bảo 100%. Một khi đã quan hệ thì luôn có khả năng mang thai, luôn có khả năng nhiễm STD dù dùng bao cao su, vậy nếu có rủi ro xảy ra thì chúng ta biết sẽ làm gì để giải quyết sớm. 

Hình ảnh được cung cấp bởi Kristina Litvjak trên Unsplash

Nói chuyện rõ ràng với đối phương

Về STD, tránh thai ngoài ý muốn khi quan hệ tình dục là điều mà mình cần nói chuyện rõ ràng với bạn tình chứ không có gì phải ngại ngùng hay kỳ quặc cả. Những vấn đề này mà ấp úng, mập mờ thì cả hai sẽ gây tổn thương cho nhau lúc nào không hay. Nên mình cứ thoải mái đi vào vấn đề một cách chân thành, tôn trọng nhau nhất là được bạn nhé. 

Liên quan đến chủ đề STD, SEBT xin phép gửi bạn một số bài viết sau để bạn cùng người ấy hiểu hơn nhé. 

Nhiễm STIs là hư hỏng, chơi bời hoặc không sạch?

Bao lâu sau khi quan hệ không an toàn thì mình nên xét nghiệm STDs?

SEBT tư vấn địa chỉ khám các bệnh lây qua đường tình dục

Chia sẻ
Sao chép link
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận