Quan hệ gần đây bị đau rát, đã đổi gel và “áo mưa” nhưng không được, vì sao thể?
Chào em, cảm ơn em đã gửi tâm sự về cho SEBT. SEBT xin phản hồi em như sau.
Tìm hiểu xem người yêu em có đang gặp stress không
Có thể tụi em nên chậm lại một chút. Vì không phải lúc nào chúng ta cũng quan hệ trơn tru. Sẽ có những khi một trong hai em đang gặp chuyện lo lắng, căng thẳng nào đó trong cuộc sống, hoặc đang ở trong một giai đoạn nhất định của chu kỳ, làm nhịp sinh học thay đổi, khiến cơ thể chưa đủ thoải mái để quan hệ. Trong trường hợp này là “cô bé” bạn nữ “chối từ” bằng cách đau rát. Em nên hỏi thăm người yêu để hiểu hơn về tình trạng tinh thần của bạn hiện tại.
Hình ảnh được cung cấp bởi Taisiia Stupak trên Unsplash
Điều chỉnh cách dùng gel, khám phá những điểm nhạy cảm khác
Em đã dùng, cũng như đổi gel và “áo mưa” nhưng vẫn không được. Nhưng em có đang dùng gel bôi trơn đúng cách không? Nhiều bạn dùng sai cách thì gel cũng chẳng có hiệu quả, ví dụ như chỉ thoa gel một lần rồi thôi. Nhưng gel phải được thoa bổ sung liên tục, cứ mỗi 5 đến 10 phút để đảm bảo người yêu và em đều được trơn mướt suốt cuộc “yêu”. Em xem thêm video để hiểu hơn nhé:
[5′ Can Đảm] E3 – Q.u.a.n H.ệ Đau Rát – Do Đâu Mà Đau? | CCS | SEBT – YouTube
Ngoài ra tụi em cũng có thể dạo đầu lâu hơn một chút để mình thật sự nhận được kích thích chứ đừng vội vào “trận” liền. Mình đi chậm rãi, từ nơi ít nhạy cảm đến nơi nhạy cảm hơn, liên tục hỏi cảm nhận của nhau. Em tìm hiểu thêm về những điểm “đặc biệt” trên cơ thể qua 3 bài viết và clip sau:
Hiểu cơ thể để dễ lên đỉnh: Khám phá các vùng nhạy cảm trên cơ thể (Phần 1)
Hiểu cơ thể để dễ lên đỉnh: Khám phá các vùng nhạy cảm trên cơ thể (Phần 2)
Hiểu cơ thể để dễ lên đỉnh: Khám phá các vùng nhạy cảm trên cơ thể (Phần 3)
[5′ Mạnh Dạn] E12 – Khám Phá Bảng Chữ Cái Khoái Cảm Của Nữ Giới: A, G, C | CCS | SEBT
Bên cạnh đó, người yêu em có thể tập những bài tập bổ trợ cho vùng chậu, ví dụ 6 tư thế Yoga đơn giản giúp phái nữ làm chuyện ấy tốt hơn giúp thả lỏng cơ thể mình tốt hơn.
Hình ảnh được cung cấp bởi kike vega trên Unsplash
Cân nhắc thăm khám
Nếu hai em đã áp dụng các cách trên nhưng vẫn còn đau kéo dài liên tục thì SEBT khuyên em và bạn nên đi bệnh viện khám. Vì mình thấy không viêm nhiễm nhưng có thể có tổn thương, rối loạn ở bên trong mà mình không thể chẩn đoán chính xác từ cảm nhận của mình được, mà phải đi khám để biết và bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn.