Quan hệ xong có nên đi vệ sinh hay rửa “cô bé” liền không?

Ẩn danh

Chị Trang ơi cho em hỏi là sau khi quan hệ thì em có nên đi vệ sinh liền hay rửa cô bé không ạ. Em có thói quen là lần nào quan hệ xong em cũng đi vệ sinh và rửa hết í. Rồi một hôm thì em đang quan hệ giữa chừng thì bị rát cô bé và không tiếp tục được í chị. Em không biết có phải do em không ạ?

– độc giả ẩn danh –

Chào em, cảm ơn em đã gửi tâm sự về cho SEBT. SEBT xin phản hồi em như sau. 

Đi tiểu sau khi “yêu” có thật sự ngăn ngừa nhiễm trùng đường niệu không?

Đối với em, nữ giới có khoảng cách giữa cửa âm đạo và lỗ niệu đạo rất ngắn. Vi khuẩn hoặc bất kỳ vi sinh vật nào khác tích tụ gần âm đạo sẽ không mất nhiều “công sức” để đến niệu đạo, đi vào cơ thể. Đó là lý do tại sao nữ giới dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu hơn khi “ân ái’. 

Ngoài ra niệu đạo của nữ giới nằm gần trực tràng nên dễ dàng truyền vi khuẩn từ hậu môn nếu có quan hệ qua “cửa sau”. Nên một số nghiên cứu cho rằng việc đi tiểu sau khi “yêu” có thể giúp bạn nữ như em  ngăn ngừa nhiễm trùng đường niệu bằng cách đẩy vi khuẩn ra ngoài.

Nhưng cũng có một số nghiên cứu không tìm thấy bất kỳ mối quan hệ nào giữa việc đi tiểu sau khi “yêu” và ngăn ngừa nhiễm trùng đường niệu.

Hình ảnh được cung cấp bởi Alexander Krivitskiy trên Unsplash

Đi tiểu sau khi “yêu” có ngăn ngừa được sự lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục không?

STDs hoặc STIs có thể lây truyền khi một người bị nhiễm bệnh trao đổi chất dịch cơ thể của mình (không phải nước bọt) với người khỏe mạnh. Sự trao đổi chất dịch này dễ dàng xảy ra khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo hoặc hậu môn. Đối với em, nữ giới, ống âm đạo khác với lỗ niệu đạo, đi tiểu sau khi quan hệ tình dục không ngăn ngừa được bệnh lây truyền qua đường tình dục. 

Đối với nam, vi khuẩn STIs xâm nhập vào cơ thể qua lớp màng niệu đạo nam. Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục thậm chí có thể xâm nhập vào da vì chúng rất nhỏ. 

Do đó, việc đi tiểu sau khi quan hệ tình dục không mang lại lợi ích nhiều trong việc ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở cả nam và nữ. Biện pháp tốt nhất để bảo vệ em, bạn tình khỏi STIs là dùng bao cao su, vệ sinh sạch sẽ sau khi quan hệ.

Như vậy nếu em muốn đi tiểu sau “ân ái” mặn nồng thì cứ thoải mái. Còn em không “mắc đi” thì không cần “ép” mình làm gì.

Hình ảnh được cung cấp bởi Phil Hearing trên Unsplash

Vệ sinh sau khi quan hệ

Âm đạo luôn có cơ chế làm sạch tự nhiên nên không nhất thiết cứ sau mỗi lần quan hệ là đi ngay vào nhà tắm và thụt rửa hay ngâm mông thường xuyên. Vì thói quen như vậy dễ làm thay đổi pH âm đạo, làm khô âm đạo, tổn thương cũng như dễ viêm nhiễm hơn. Em có thể dùng khăn ướt vùng kín để lau, rồi sau đó rửa âm hộ, vùng chậu bằng nước sạch. Còn nếu cơ thể em thuộc dạng dễ viêm nhiễm thì có thể tham khảo sử dụng Mismiz Inner Wash, SEBT gửi em video hướng dẫn: [YZone] – Tập 2 – Thụt Rửa Sâu Bên Trong Â.m Đ.ạ.o / Cô Bé | CCS | SEBT

Hoặc em có thể hỏi ý kiến bác sĩ về sản phẩm vệ sinh sau quan hệ nếu vừa kết thúc đợt điều trị vùng kín do viêm nhiễm. 

Hình ảnh được cung cấp bởi Nathan Dumlao trên Unsplash

Em bị rát khi đang quan hệ

SEBT không biết là em vệ sinh vùng kín thế nào, có thụt rửa thường xuyên không. Nếu có thì có thể âm đạo bị khô, và lúc quan hệ em không cung cấp đủ độ trơn nên em thấy rát. Hoặc cũng có thể chỉ là do ma sát khi “yêu” ngay tại thời điểm đó; hiện tượng này rất bình thường, vì mỗi lần quan hệ mình sẽ cảm thấy khác nhau. Một lý do khác nữa là một điểm nhỏ trên thành âm đạo bị rách khi “cậu bé” đi vào nên em bị rát. Cũng có thể lúc đó lực quan hệ mạnh hơn bình thường nên làm âm đạo tổn thương. Em có thể đọc thêm bài viết 6 lý do khiến “cô bé” bị đau sau khi quan hệ và cách khắc phục.

Em quan sát xem âm đạo có mùi hôi hay có đau dai dẳng sau đó hay không. Nếu có thì nên thăm khám vì có thể mình bị viêm nhiễm. Bác sĩ sẽ có hướng điều trị giúp em khỏe hơn.

Chia sẻ
Sao chép link
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận