Trễ kinh được nửa năm, đã uống hết 1 vỉ thuốc TTHN, có nên uống tiếp không?

Ẩn danh

Em năm nay 19 tuổi.
Dạ đầu tiên thì em bị trễ kinh cũng nửa năm rồi, cách đây 1 tháng thì em đi khám và bác sĩ kê cho em tránh thai hàng ngày, nhưng cũng có nói là nếu dùng thì cũng chỉ tạo hành kinh giả, em dùng hết 1 vỉ 21 viên sau 4 ngày thì em có kinh lại, không biết có phải kỳ kinh giả không.
Và một phần là em cũng dùng tthn tiện cho việc em quan hệ với người yêu em nữa. Nên giờ em có nên tiếp tục sử dụng thuốc để đều kinh không ạ.
Vì một phần em sinh hoạt không điều độ và lành mạnh nên chắc ít nhiều bị ảnh hưởng đến kinh nguyệt ấy ạ. Em cũng thỉnh thoảng bị viêm nhiễm nhưng là trước đây thôi giờ hết rồi ạ. Em sợ sức khoẻ mình không ổn nên mới phải hỏi ạ. Chị cho em lời khuyên với nha. Em cảm ơn. 

– độc giả ẩn danh –

Chào em, cảm ơn em đã gửi câu hỏi về cho SEBT. SEBT xin phản hồi em như sau. 

Thuốc TTHN có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, bác sĩ nói “hành kinh giả” ở đây có nghĩa là có sự hỗ trợ của nội tiết tố bên ngoài, cơ thể em cần thời gian thích ứng với nhịp sinh học đó, rồi sau này mới điều hòa lại. Bên cạnh đó khi uống thuốc  TTHN thì sẽ ngăn sự rụng trứng nên nó sẽ không giống với chu kỳ tự nhiên khi không dùng thuốc. Vì thế em đừng bị từ “giả” làm hoang mang. 

Uống thuốc TTHN không ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản sau này của em cả, vì bản chất vẫn là do chính cơ thể của em có rụng trứng không và có gặp tinh trùng để thụ tinh không. 

Em hiện nay 19 tuổi kinh nguyệt không đều, trễ nửa năm cũng là bình thường, nhưng em có quan hệ tình dục thì rất cần thiết sử dụng biện pháp tránh thai lâu dài, một trong số đó là thuốc tránh thai hàng ngày. Có uống tiếp thuốc TTHN hay không là do bản thân em quan sát mình có chịu đựng nhiều tác dụng không mong muốn của thuốc không, nếu có thì khám bác sĩ để thay đổi phương pháp. Nếu em vẫn thấy bình thường thì vẫn sử dụng được. 

Em đã biết do em chưa có chế độ ăn uống, sinh hoạt ngủ nghỉ lành mạnh thì nếu mình sợ ảnh hưởng đến sức khỏe thì bắt đầu sẽ là từ em, từ thay đổi của chính mình. Và một khi đã quan hệ thì nên thăm khám sức khỏe tổng quát, sức khỏe sinh sản, bệnh lây nhiễm qua các đường tình dục theo định kỳ em nhé.

Chia sẻ
Sao chép link
5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận