Sex trong first date có phải là điều đáng xấu hổ và sai trái?

Tác giả: .Ngưn.

Mình muốn nói thẳng ngay từ đầu rằng: Nếu bạn muốn quan hệ tình dục ngay trong buổi hẹn hò đầu tiên, bạn hoàn toàn có quyền làm điều đó. Và đây cũng không phải là chuyện đáng xấu hổ hay tội lỗi gì cả.

Trong các hội nhóm liên quan đến tình yêu trên Facebook, thỉnh thoảng mình bắt gặp một số câu hỏi của nhiều bạn nữ là, “Liệu mình có nên sex ngay trong first date không?”, “Sex trong first date có khiến đối phương xem thường mình không?”, “Sau khi sex xong, người đó sẽ dễ thấy chán mình vì đã đạt được mục đích?”… Nếu bạn cũng có những thắc mắc tương tự như vậy thì bài viết này dành cho bạn.

Tháo bỏ những định kiến trói chân phụ nữ về vấn đề sex trong first date

Hình ảnh được tải bởi Alexander Krivitskiy

Phụ nữ trong thế kỷ 21 đã được trao quyền nhiều hơn. Họ không còn chỉ quanh quẩn ở góc bếp, cả ngày lo chuyện chồng con mà đã có thể tham gia vào hoạt động xã hội, xây dựng sự nghiệp riêng, tạo lập kinh tế cho mình. Họ nhận thức rõ hơn về nhu cầu, mong muốn của bản thân và được tự do làm theo ý thích, miễn là không ảnh hưởng xấu đến người khác. Điều này cũng bao gồm cả chuyện muốn lên giường với ai, khi nào, trong tâm thế ra sao.

Nhưng nhiều người cho rằng, nếu phụ nữ hẹn hò mà đồng ý đi từ nhà hàng đến nhà nghỉ ngay trong buổi đầu tiên thì sẽ dễ bị đánh giá là dễ dãi, không đứng đắn, thèm “hơi” đàn ông. Và do đó, họ cũng hủy hoại luôn mối quan hệ có tiềm năng phát triển lâu dài. Vì đàn ông thường sẽ không tôn trọng người phụ nữ dễ dàng lên giường ngay trong lần hẹn hò đầu tiên, và ít xem họ như một đối tượng để tìm hiểu nghiêm túc.

Mặc dù chuyện quan hệ chỉ xảy ra khi có sự đồng thuận từ hai phía (một kiểu “có qua có lại”), nhưng trong suy nghĩ của đa số – bao gồm phụ nữ, nếu sau một đêm ái ân, anh ấy không liên lạc với bạn hoặc trở nên lạnh nhạt với bạn thì là LỖI của bạn. Vì dù anh ấy cũng dễ dàng đồng ý lên giường với một người phụ nữ mới gặp lần đầu, nhưng chính bạn đã cho phép bản thân đi theo tiếng gọi của mong muốn trong thời điểm quá vội vàng thay vì chờ đợi mối quan hệ tiến lên giai đoạn vững chắc hơn. Do đó, trách nhiệm luôn thuộc về người phụ nữ.

Bất kể trải nghiệm ái ân trong đêm ấy tuyệt vời như thế nào, phụ nữ có thể sẽ cảm thấy dằn vặt, xấu hổ, tội lỗi ngay sau đó vì đã hành động theo ý thích quá sớm. Đặc biệt nếu mối quan hệ dần trở nên nhạt nhòa hay đối phương “ghost” luôn, người phụ nữ lại càng thêm lo lắng và tự trách bản thân. Điều này góp phần làm xói mòn lòng tự trọng của cô ấy. 

Nhưng tại sao chúng ta cứ quan trọng suy nghĩ, đánh giá của đối phương mà bỏ qua cảm xúc thật của mình? Với mình, chuyện lên giường với một ai không có khái niệm quá sớm, quá muộn hay đúng thời điểm. “Tình dục là bản năng, phi lý trí và tự phát” (Sách Luận về yêu). Bạn cảm thấy thoải mái, cởi mở và nhiều đam mê với người đối diện. Bạn muốn có một đêm cuồng nhiệt ngay sau khi kết thúc buổi nói chuyện này. Hãy làm điều đó đi, chẳng sao cả nếu hai bên đều độc thân, đủ tuổi quan hệ tình dục theo pháp luật và cùng đồng thuận. Thay vì nhìn nhận bản thân một cách tiêu cực, bạn nên tin tưởng cảm giác của mình ở ngay thời điểm ấy. 

Nếu bạn lo rằng sex ngay trong first date sẽ khiến đối phương không còn tôn trọng bạn thì liệu một người như vậy có xứng đáng để bạn xem là đối tượng tiềm năng cho mối quan hệ lâu dài không? Bởi một người hiểu biết sẽ không đánh giá người khác chỉ qua chuyện lên giường trong buổi hẹn đầu tiên. Và tình yêu cũng không phải được xây dựng chỉ dựa vào thái độ của người đó trong tình dục.

Còn nếu bạn lo đối phương sẽ mất hứng thú với bạn sau khi làm tình? Như mình đã nói ở trên, tình dục không phải là tất cả trong một mối quan hệ, nên nếu người đó dễ mất hứng thú với bạn chỉ vì đã lên giường thì đó là dấu hiệu đỏ cho thấy, người này không phù hợp để bạn đầu tư thời gian cho mối quan hệ nghiêm túc.

Nhưng bạn cần biết những điều này trước khi quyết định lên giường với một người trong lần hẹn hò đầu tiên

Sex trong first date có thể không như bạn mong đợi

Vì đối phương là người mới, bạn sẽ khám phá một cơ thể mà mình chưa từng trải qua cảm giác thân mật như thế này. Điều đó có thể làm cho cuộc ái ân trở nên thú vị, ly kỳ và dễ thỏa mãn hơn.

Nhưng đêm tình ái ấy cũng có khả năng bị thất bại. Mặc dù cách đối phương dẫn dắt cuộc trò chuyện trong bữa tối khiến bạn thấy thích thú và thoải mái nhưng có thể ở trên giường, họ không như bạn mong đợi. Điều này cũng dễ thông cảm vì người đó cũng như bạn, đang khám phá một cơ thể mới nên chưa biết rõ điều gì làm bạn thấy thích thú.

Sex trong first date có thể mở ra một mối quan hệ lãng mạn, hoặc không

Có nhiều tình huống xảy ra sau khi hai bạn quan hệ tình dục trong buổi hẹn hò đầu tiên. Ví dụ họ không xem bạn là đối tượng tiềm năng cho mối quan hệ lâu dài nữa vì bạn sẵn sàng lên giường ngay từ buổi đầu. Và như mình đã nói ở trên, đây là một tiêu chuẩn kép về giới tính và tình dục. Người mang tư tưởng như vậy không xứng đáng để bạn đầu tư thời gian vào.

Một tình huống khác là họ có thể muốn lên giường với bạn lần nữa nhưng bỏ qua bước hẹn hò mà đi thẳng đến nhà nghỉ. Đây là dấu hiệu cho thấy đối phương xem mối quan hệ với bạn nghiêng về kết nối thể xác hơn là tình cảm. Việc bạn có chấp nhận tiếp tục hay không thì tùy thuộc vào mục đích bạn tìm kiếm ở mối quan hệ này là gì.

Mặt khác, quan hệ tình dục trong buổi hẹn hò đầu tiên vẫn có thể phát triển thành mối quan hệ lãng mạn và nghiêm túc. Tình dục có thể cho thấy bạn và đối phương có hòa hợp với nhau hay không. Chắc chắn sự hòa hợp về quan điểm sống, tình yêu, sở thích và sự tôn trọng lẫn nhau cũng là điều quan trọng, nhưng khả năng tương thích về tình dục (và sự cởi mở trong chuyện ấy nói chung) cũng đáng để cân nhắc. Vì chẳng hạn đối phương có sở thích BDSM trong chuyện ấy, còn bạn lại không thì sẽ tốt hơn nếu hai bạn sớm thảo luận với nhau về vấn đề này. Trong trường hợp cả hai không thể đi đến quyết định ổn thỏa thì chia tay sớm sẽ bớt đau khổ.

Đừng quên bảo vệ bản thân

Ảnh của Deon Black

Vì đây chỉ là buổi hẹn hò đầu tiên, bạn sẽ không biết lịch sử tình ái của đối phương thế nào. Nên việc chủ động mang theo bao cao su và các biện pháp tránh thai khác để bảo vệ sức khỏe bản thân là điều cần thiết. Nếu đối phương không đồng ý đeo bao và khăng khăng mình không có “bệnh” thì bạn cũng đừng lung lay mà thay đổi ý định. Hãy đặt sức khỏe bản thân lên trên mọi ham muốn và cám dỗ. 

Bài viết liên quan
Chia sẻ
Sao chép link
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Tác giả: SEBT

“Hồng Tỷ” ở Nam Kinh – gần 1.700 người và những câu hỏi cần đặt ra

Theo Reuters và nhiều trang tin lớn tại Trung Quốc, một người đàn ông 38 tuổi sống ở Nam Kinh – được gọi là “Hồng Tỷ” – đã mặc trang phục nữ, sử dụng giọng nữ và có quan hệ thân mật với 1.691 người đàn ông. Đáng chú ý: nhiều người trong số đó biết rõ giới tính thật của ông ta nhưng vẫn đồng ý tiếp tục tương tác.

Trang không có cảm xúc cá nhân khi tiếp cận câu chuyện này. Thay vào đó, Trang đặt ra một số câu hỏi – để chúng ta cùng phân tích hiện tượng này từ nhiều khía cạnh: tâm lý – xã hội – văn hoá – sinh học.

1. Góc nhìn từ phía “Hồng Tỷ” – Ông ta đang làm gì, vì sao?

Crossdressing (trang phục phản giới)

Hồng Tỷ sử dụng trang phục và trang điểm để tạo nên “ảo giác nữ tính” – đây là hành vi crossdressing: mặc đồ khác với giới tính sinh học, thường nhằm mục đích trình diễn, thu hút hoặc đóng vai.

Sexual Roleplay (nhập vai cảm xúc giới)

Việc giả giọng nữ, điều chỉnh ánh sáng, cách nói chuyện và hành xử nhẹ nhàng – là biểu hiện của một sexual roleplay: nhập vai giới tính hoặc tính cách khác để tạo hưng phấn.

Autogynephilia (kích thích qua tưởng tượng làm nữ)

Theo nhà nghiên cứu Ray Blanchard, có một kiểu xu hướng gọi là autogynephilia – cảm thấy hưng phấn khi tưởng tượng bản thân là nữ. Đây là dạng phản ứng tâm lý – không đồng nghĩa với việc người đó muốn chuyển giới.

Sexual compulsion hoặc fantasy quyền lực

Việc lặp lại hành vi này gần 1.700 lần có thể cho thấy không chỉ là mục đích “đánh lừa”, mà là một dạng sexual compulsion (thôi thúc tình dục không kiểm soát) hoặc kịch bản cảm xúc ngoại chuẩn – liên quan đến cảm giác kiểm soát, quyền lực, nhập vai.

Hình ảnh từ internet.

2. Góc nhìn từ những người đã tương tác với “Hồng Tỷ” – Vì sao họ đồng ý?

Trang đặt ra 4 giả thuyết có cơ sở khoa học để giải thích vì sao nhiều người – dù biết đối phương là nam giới – vẫn tiếp tục quay lại.

A. Tò mò tình dục (Sexual curiosity)

Nam giới có xu hướng linh hoạt hơn trong hành vi tình dục so với bản dạng họ tự nhận – theo nghiên cứu của Baumeister & Tice (2001).

Trong bối cảnh kín đáo, đầy nhập vai, một số người có thể nghĩ rằng:

👉 “Không phải gu mình, nhưng thử một lần thì cũng không sao.”

B. Kích thích không rõ ràng (Non‑specific arousal)

Theo Janssen & Bancroft (2007), cơ thể nam giới dễ bị kích thích bởi bối cảnh gợi cảm – ánh sáng, giọng nói, hành động, không gian – dù không trùng khớp với sở thích thật sự.

Tức là, phản ứng sinh lý vẫn xảy ra dù “lý trí không đồng ý”.

C. Tách biệt cảm xúc (Dissociation hoặc “sex trance”)

Trong trạng thái hưng phấn, nhiều người rơi vào dạng trance – tức là “tạm ngắt kết nối” giữa ý thức và cơ thể.

Không yêu, không nhớ, không gắn bó – chỉ là giải phóng một dạng năng lượng sinh học.

D. Sức hút của điều cấm kỵ (Taboo fantasy & edge play)

Cảm giác đang bước vào vùng “khác thường” – bí mật, không giống ai – có thể tạo kích thích lớn.

Đây gọi là taboo fantasy: bị hấp dẫn bởi những gì trái với chuẩn mực xã hội.

3. Tại sao họ vẫn phản ứng sinh lý (ví dụ: cương cứng)?

Phản ứng của cơ thể không luôn phản ánh cảm xúc hoặc đạo đức. Trang phân tích 3 yếu tố:

  • Kịch bản đúng lúc, không gian gợi cảm, giọng nói nhẹ nhàng → gây phản ứng tự nhiên.
  • Động chạm đúng vùng nhạy cảm có thể dẫn đến kích hoạt sinh học không kiểm soát.
  • Một số người có sexual fluidity – tức là sự linh hoạt giới tính trong khoái cảm – không hoàn toàn cố định.

📌 “Sexual fluidity”: Linh hoạt giới tính – không gắn chặt vào một nhãn cụ thể như “nam tính” hay “nữ tính”, mà phản ứng theo tình huống và cảm xúc.

Hình ảnh từ internet

4. Góc nhìn xã hội – văn hoá: Tại sao điều này có thể xảy ra ở quy mô lớn?

Phân tích hiện tượng Hồng Tỷ mà không xét tới bối cảnh Trung Quốc thì sẽ thiếu sót. Dưới đây là 4 yếu tố quan trọng:

A. Thiếu giáo dục cảm xúc và giới tính đầy đủ

Theo khảo sát UNESCO 2015, 80% học sinh Trung Quốc không được dạy về cảm xúc, đồng thuận, hay tự nhận dạng giới – chỉ biết khô khan về giải phẫu và phòng tránh.

➡️ Khi không có kiến thức lành mạnh để định nghĩa chính mình, con người dễ tìm đến nơi mù mờ – như một kiểu “vùng xám hành vi”.

B. Mất cân bằng giới và cô đơn xã hội

Chính sách một con kéo dài đã dẫn đến mất cân bằng giới nghiêm trọng:

  • Hơn 28 triệu nam giới bị “thừa” – không thể kết hôn, không có bạn tình.
  • Đặc biệt nghiêm trọng ở tầng lớp lao động, vùng nông thôn, ít cơ hội xã hội.

C. Tình huống “thay thế an toàn” – miễn phí, kín đáo, không ràng buộc

Không tốn tiền, không danh tính, không trách nhiệm – và vẫn có thể đạt được cảm giác giải tỏa.

Với nhiều người đang ở trong tình trạng bị gạt ra khỏi thị trường yêu đương, đây là “hệ sinh thái thay thế”. (Tham khảo nghiên cứu Wang et al. 2020 – về hành vi thay thế tình dục ở nam giới hiện đại Trung Quốc.)

D. Vùng mờ định danh – bản dạng không có tên gọi

Một số người không xác định mình là “khác biệt”, nhưng vẫn có hành vi không nằm trong vùng truyền thống.

Theo Zhou & Tang (2021), có đến 18% nam giới tại các thành phố lớn ở Trung Quốc từng có trải nghiệm thân mật đồng giới dù không xem mình là “đa dạng giới”.

➡️ Điều này phản ánh một vùng bản dạng chưa được gọi tên – không phải “gu khác lạ”, mà là sự phản ứng tự nhiên khi bị đẩy ra khỏi lựa chọn hợp pháp, chính thống.

Kết

Không ai “bình thường” hay “bất thường” trong câu chuyện này – chỉ có một hệ thống xã hội chưa đủ chỗ cho những nhu cầu bản năng lẫn cảm xúc con người.

Trang không đưa ra đánh giá đạo đức. Trang chỉ muốn phân tích:

👉 Khi một hiện tượng xảy ra ở quy mô gần 1.700 người – thì đây không còn là một vụ việc cá biệt, mà là biểu hiện của một vấn đề xã hội chưa được gọi tên.

Bài viết liên quan
Chia sẻ
Sao chép link
Tác giả: SEBT

“Sao quan hệ xong lại buồn?” – Có phải mình kỳ lạ quá không?

Có những lúc, quan hệ tình dục xong không hề tệ, thậm chí còn vui, thỏa mãn… Nhưng không hiểu sao, vài phút sau lại thấy buồn buồn, trống rỗng, muốn nép vào ai đó hoặc… khóc một mình.

Nếu bạn từng có cảm giác như vậy, thì bạn không hề lạ đời. Và càng không “quá nhạy cảm” đâu. Thật ra, khoa học có tên cho hiện tượng này: Postcoital Dysphoria – Tạm dịch là cảm giác buồn sau khi quan hệ.

Nó là gì vậy?

Đó là khi bạn cảm thấy buồn bã, cô đơn, hụt hẫng, thậm chí xa cách với người bên cạnh, dù trước đó mọi thứ đều consensual (tự nguyện) và có vẻ ổn.

Có người còn miêu tả là “như vừa bị rút hết năng lượng”, “trống rỗng khó hiểu”, “tưởng sẽ thấy gần gũi hơn, mà lại thấy lạc lõng”.

Hình ảnh từ freepik

Vì sao lại xảy ra?

1. Hormone rút như sóng biển

Khi “lên đỉnh”, cơ thể tiết ra hàng loạt hormone khiến bạn thấy vui vẻ, hưng phấn (oxytocin, dopamine, prolactin). Nhưng sau đó, tụt nhanh như sóng rút, khiến cơ thể cảm thấy chới với – kiểu như vừa được nâng lên rồi… thả rơi.

2. Tâm không khớp thân

Có những lúc mình quan hệ vì thân xác muốn, nhưng cảm xúc chưa thực sự sẵn sàng, hoặc không thấy đủ kết nối. Khi xác xong rồi, tâm mới “lên tiếng”: “Ủa, vậy là xong hả?”, “Mình có được thấy – hiểu – yêu – an toàn thật không?”.

3. Cảm xúc cũ ùa về

Đôi khi, những trải nghiệm cũ (tổn thương, bị động chạm không mong muốn, cảm giác bị bỏ rơi…) vẫn nằm đâu đó trong tiềm thức. Quan hệ tình dục – vốn là một trải nghiệm rất nhạy – có thể vô thức khơi lại những ký ức đó. Dù bạn không cố ý nhớ, cơ thể vẫn nhớ.

4. Kỳ vọng khác với thực tế

Bạn mong cuộc yêu sẽ khiến hai người gần gũi hơn, hay bạn hy vọng mình sẽ cảm thấy “được yêu hơn”. Nhưng nếu người kia quay lưng ngủ, hoặc không ai ôm ai nói gì, cảm giác hụt hẫng có thể ập tới.

Có gì sai với bạn không? Không hề

Cảm giác đó không phải dấu hiệu bạn có vấn đề. Nó chỉ cho thấy:

  • Bạn là người có hệ thần kinh cảm nhận sâu sắc.
  • Bạn cần sự kết nối thật sự, không chỉ là tiếp xúc cơ thể.
  • Bạn xứng đáng được yêu theo cách khiến bạn thấy an toàn và được thấu hiểu.

Hình ảnh từ freepik

Làm gì khi thấy buồn sau khi quan hệ?

  • Nhận ra rằng cảm giác đó không sai – nó là một phần của trải nghiệm sống.
  • Nhẹ nhàng trò chuyện với người yêu, nếu bạn cảm thấy đủ an toàn. Nói ra cảm xúc thật là cách chữa lành.
  • Ghi lại những lần cảm thấy buồn – có thể bạn sẽ nhận ra một kiểu sex, một kiểu quan hệ, hoặc một người nào đó luôn khiến mình buồn, còn kiểu khác thì không.
  • Nếu cảm giác này lặp đi lặp lại và ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần – bạn có thể cần một không gian trị liệu an toàn để hiểu và chữa lành sâu hơn.

Tóm lại

Không phải sex làm bạn buồn.

Mà là cơ thể bạn đang nhắc nhẹ: “Mình cần nhiều hơn thế – cần sự kết nối, yêu thương, và sự an toàn thật sự.”

Bài viết liên quan
Chia sẻ
Sao chép link
Tác giả: SEBT

Âm thanh lúc yêu – chỉ là phản xạ hay còn nhiều điều thú vị đằng sau?

Có bao giờ bạn thấy… mình hơi “ồn ào” khi đang enjoy chuyện ấy? Hoặc bạn để ý thấy người kia thỉnh thoảng thốt lên mấy âm nghe “phê hết cỡ”? 👂

Tin được không: mấy tiếng đó không hề “kỳ cục”, mà thật ra là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi cảm xúc lên cao đấy!

Cơ thể tự động “lên tiếng” khi sung sướng

Lúc cảm xúc dâng trào, tim đập nhanh, máu dồn về khắp nơi, hơi thở gấp gáp hơn, và bụp! – mình thốt ra tiếng rên, tiếng thở dốc mà… không cần suy nghĩ gì luôn. Đó là cơ thể nói “tôi đang cảm thấy rất đã nha!” 😌

Hình ảnh từ freepik

Một nghiên cứu lớn gần đây còn chỉ ra rằng: càng gần lúc “lên đỉnh”, âm thanh càng to, cao và rõ ràng – dù là nam hay nữ. Không ai “nhỏ nhẹ” mãi được đâu, tới lúc “bùng nổ” là… ai cũng như nhau cả 🤭

Âm thanh không chỉ bản năng – còn là cách kết nối

Nhiều bạn rên để tăng cảm xúc, để đối phương hiểu mình đang thích. Có người hơi ngại, sợ nghe “kỳ cục” nên cố nín. Nhưng nè, rên hay không là lựa chọn của mỗi người – miễn là cả hai thoải mái, tôn trọng nhau là được.

Thậm chí có giả thuyết cho rằng: càng rên, càng dễ lên đỉnh – vì vừa giải tỏa, vừa kích thích cảm xúc theo kiểu vòng xoáy tích cực 🎢

Hình ảnh từ freepik

Xã hội & văn hóa cũng ảnh hưởng nữa!

Có nơi cởi mở, xem việc rên rỉ là chuyện rất đỗi tự nhiên. Có nơi thì kín đáo, khiến nhiều người lo lắng “tiếng mình nghe có lạ không ta?”. Nhưng nếu hiểu đây là phản xạ sinh học, thậm chí giúp gắn kết cả hai người – thì biết đâu bạn sẽ tự tin rên hơn chút 😘

Tóm lại

Có âm thanh trong chuyện ấy là hoàn toàn bình thường – thậm chí còn giúp kết nối & thăng hoa hơn

Nếu cảm thấy an toàn và thoải mái, thì cứ “cất tiếng” theo cách bạn muốn.

Còn nếu đối phương rên, hãy đón nhận nó như một món quà cảm xúc – chứ đừng ngại ngùng hay đánh giá 😌

Bài viết liên quan
Chia sẻ
Sao chép link
Tác giả: SEBT

“Rên” có gì vui?

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều cặp đôi cho rằng âm thanh trong lúc “tùng dịch” như tiếng rên rỉ, lời thì thầm, hay hơi thở dồn dập lại khiến mọi thứ… cháy hơn hẳn!

Khi âm thanh trở thành gia vị yêu

Nghiên cứu cho thấy:

Phụ nữ biết rên – tức là phát ra âm thanh đúng lúc – không chỉ giúp đối phương dễ “về đích”, mà còn tăng khoái cảm và ham muốn cho chính mình.

Hình ảnh từ freepik

Bộ não “bật đèn xanh” khi nghe tiếng rên

  • “Ủa mình đang làm đúng nè!”
  • “Người ta đang tận hưởng thiệt sự.”
  • Và từ đó, cả hai cùng “thăng”.

Nhưng nếu quá im lặng thì sao?

Sự im lặng tuyệt đối dễ khiến đối phương… tụt mood. Nhiều người chia sẻ: nếu không nghe gì, họ cảm thấy thiếu kết nối và mất tự tin.

Hình ảnh từ freepik

Khoa học nói gì?

  • Cả hai cùng “rên” đúng lúc = “tùng dịch” viên mãn hơn
  • Âm thanh tự nhiên = hưng phấn tăng mạnh

Nếu bạn đang thấy “chuyện ấy” hơi nguội…

Thử rên nhẹ một chút xem 😏 Vì “nghe thấy khoái” cũng là một cách kết nối!

Bài viết liên quan
Chia sẻ
Sao chép link
Tác giả: SEBT

Sự Thật Trần Trụi: Tại Sao Porn Không Phải Là “Khóa Học Online” Về Chuyện Ấy

“Tại sao nhiều người trong chúng ta vẫn nghĩ rằng xem po.rn sẽ cải thiện được kỹ năng tình dục?” Đây không phải là một bài viết để phán xét hay chỉ trích. Thay vào đó, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích khoa học về cách por.n thực sự ảnh hưởng đến đời sống tình dục của bạn.

Chuyện Người Lớn Và Những Cái Bẫy “Mua Một Tặng Một”

Chào các “nhà nghiên cứu khoa học”!

Nếu bạn đang nghĩ rằng xem porn là cách học “yêu” hiệu quả nhất vì:

  • Miễn phí
  • Không cần đăng ký học
  • Có thể “nghiên cứu” bất cứ lúc nào
  • Nhiều “giáo trình” để lựa chọn

Thì xin chúc mừng – bạn đang tự biến mình thành nhân vật chính trong một bộ phim hài mà không hay biết. 

Hollywood Của “Chuyện Ấy”: Nơi Fantasy Đánh Bại Reality

  • Nghiên Cứu Thực Tế

Theo một nghiên cứu được công bố trên Journal of Sex Research (2019), 84% cảnh quay trong phim người lớn chứa ít nhất một hành vi không thực tế trong đời sống tình dục thực tế. Điều này bao gồm:

– 90% các tư thế được thiết kế cho góc máy

– 76% các phản ứng được phóng đại

– 92% bỏ qua các bước chuẩn bị quan trọng

– Mỗi cảnh quay trung bình mất 4-6 giờ để hoàn thành

– Có ít nhất 15 người trong phòng (đạo diễn, quay phim, ánh sáng…) – nghĩa là bạn đang xem một “buổi họp công ty” chứ không phải moment riêng tư

> “Po.rn không phải là tài liệu giáo dục – nó là sản phẩm giải trí được thiết kế để kích thích thị giác.” – Dr. Emily Nagoski, Come As You Are (2021)

  •  Những Tình Huống “Chỉ Có Trong Phim”
  • Phân Tích Chuyên Sâu

Làm việc với nhiều khách hàng, SEBT nhận thấy những người thường xuyên xem porn có xu hướng:

**Đánh giá sai về cơ thể:**

   – Tự ti về kích thước, hình dáng

   – Áp đặt tiêu chuẩn phi thực tế lên đối tác

   – Giảm sự tự tin trong quan hệ thực tế

**Hiểu sai về kỹ thuật:**

   – Tập trung quá mức vào “performance”

   – Bỏ qua yếu tố an toàn và thoải mái

   – Không hiểu đúng về sinh lý học cơ bản

Não Bộ Của Bạn Đang Bị “Catfish”

  • Khoa Học Nói Gì? (Phiên Bản Không Buồn Ngủ)

Nghiên cứu từ Cambridge cho thấy:

  • Dopamine – Tên Tội Phạm Đáng Yêu

Trước khi xem po.rn:  Dopamine là chú cún ngoan

Sau khi xem po.rn thường xuyên: Dopamine là con khủng long đòi ăn cả thế giới

  • Nghiên Cứu Về Não Bộ

Nghiên cứu từ Cambridge University (2021) cho thấy những thay đổi đáng kể trong cấu trúc não của người xem porn thường xuyên:

  • Hệ Quả Sinh Lý

Dựa trên dữ liệu từ 2,000 ca lâm sàng (Sexual Medicine Reviews, 2022):

– 67% nam giới dưới 35 tuổi gặp vấn đề rối loạn cương

– 58% báo cáo giảm ham muốn với đối tác thực

– 72% cần kích thích mạnh hơn để đạt khoái cảm

Giao Tiếp Trong Porn: Khi “Uhm” và “Ah” Là Ngôn Ngữ Chính Thức

  • Số Liệu Thống Kê

Nghiên cứu từ Archives of Sexual Behavior (2023) chỉ ra:

– 92% cảnh quay po.rn bỏ qua hoàn toàn quá trình thỏa thuận

– 88% không thể hiện bất kỳ hình thức giao tiếp nào

– 76% cảnh quay có yếu tố kiểm soát, bạo lực không thỏa thuận

  • Từ kinh nghiệm tư vấn của SEBT, những vấn đề phổ biến bao gồm:

**Thiếu Kỹ Năng Giao Tiếp:**

   – Không biết cách bày tỏ nhu cầu

   – Khó khăn trong việc đọc ngôn ngữ cơ thể

   – Bỏ qua tín hiệu từ đối tác

**Hiểu Sai Về Đồng Thuận:**

   – Cho rằng im lặng đồng nghĩa với đồng ý

   – Không hiểu và thiếu kiến thức về đồng thuận

   – Áp đặt mong muốn cá nhân

  • Thống Kê cho thấy

Archives of Sexual Behavior (2023) phân tích 1000 video và phát hiện:

Các Câu Thoại Phổ Biến Nhất:

1. “Oh yes!” (1,243 lần)

2. “Don’t stop!” (892 lần)

3. “Right there!” (756 lần)

Các âm thanh không thể viết ra (∞ lần)

  • Những Câu KHÔNG BAO GIỜ Xuất Hiện:

– “Anh/em thấy ổn không?”

– “Chỗ này đau quá”

– “Khoan, để em thay tư thế thoải mái hơn”

– “Anh ơi, em bị chuột rút!”

  • Tình Huống Thực Tế VS. Porn

Kỳ Vọng Và Thực Tế: Câu Chuyện Buồn Của Những Người Tin Vào “Movie Magic”

  •  Những Con Số Không Thể Tin Nổi

Khảo sát từ International Journal of Sexual Health (2023) với 5,000 người tham gia:

  •  Tác Động Tâm Lý

Cái nhìn sai lệch về hình ảnh cơ thể

   – Po.rn: Cơ bắp như Captain America

   – Thực tế: Cơ bắp như… người bình thường đi làm 8 tiếng/ngày

Hiểu lầm về sự thật trong tương tác sinh học

   – 78% đàn ông lo lắng về “thời lượng”

   – 82% phụ nữ áp lực về phản ứng

   – 100% mọi người đều quên mất rằng segg là để… vui vẻ, tận hưởng

  • Hậu Quả Tâm Lý

Dữ liệu từ Psychology Today (2023) cho thấy:

– 78% người trẻ cảm thấy không đủ tốt

– 65% có lo lắng sợ hãi trong quan hệ tình d.ục

– 82% so sánh bản thân với p.orn

Kết Nối Thực Sự: Không Phải Cứ Click Là Match

  • Khoa Học Về “Love Hormones”

Dr. Helen Fisher và team nghiên cứu về hormone hạnh phúc:

 Oxytocin – The Real MVP

– Oxytocin: hormone “yêu đương” tự nhiên, kết nối thể chất tăng oxytocin tự nhiên

– Po.rn: làm giảm độ nhạy với oxytocin

như đường hóa học, ngọt nhưng không tốt cho sức khỏe

– Thực tế: như mật ong tự nhiên, phải kiên nhẫn mới có

  • Giải Pháp “Không Đau Đớn”

Dựa trên nghiên cứu từ Sexual and Relationship Therapy (2023):

**Reset Dopamine:**

   – Detox digital 30 ngày

Ngày 1-3: “Mình không thể…”

Ngày 4-7: “Có lẽ mình có thể…”

Ngày 8+: “Tại sao mình không làm điều này sớm hơn?”

   – Tập trung vào kích thích tự nhiên

   – Xây dựng lại độ nhạy cảm

**Xây Dựng Kết Nối:**

   – Thực hành mindfulness trong tình dục

   – Tăng cường giao tiếp phi ngôn ngữ (dạo đầu, các hoạt động không thâm nhập)

   – Phát triển kết nối thân mật và giao tiếp lành mạnh

Đường Dài Mới Biết Ngựa Hay

Thay vì cố gắng trở thành “siêu sao” từ việc xem por.n, hãy:

**Học Hỏi Đúng Cách:**

   – Đọc sách và các nghiên cứu khoa học, đi từ sinh lý cơ thể lên đến các tầm cao mới.

   – Tham khảo ý kiến và tiếp nhận tư vấn từ chuyên gia >> https://forms.gle/r5nt2gBWKXteLbdq9

   – Tìm hiểu nghiên cứu về tâm lý và tâm lý cặp đôi

**Rèn Luyện Kỹ Năng:**

   – Tập trung vào giao tiếp

   – Hiểu về giải phẫu thực tế 

   – Học và nâng cao kỹ năng từ các chuyên gia >> https://short.com.vn/nrN2

**Xây Dựng Mối Quan Hệ:**

   – Đầu tư thời gian vào fore.play

   – Tạo không gian an toàn để thử nghiệm

   – Tôn trọng giới hạn của nhau

> “Tình dục bản chất thực sự không phải là một màn trình diễn mà là sự kết nối ” – Dr. Sue Johnson

Lời Khuyên Cuối:

– Porn không phải là “khóa học online” về tình dục

– Thực tế luôn đẹp hơn, nếu bạn cho nó cơ hội

– Và nhớ rằng: không ai trong đời thực nói “oh yes!” nhiều như vậy đâu!

**P.S.:** Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ cho những người bạn của mình. **

Bài viết liên quan
Chia sẻ
Sao chép link