Chuyện “yêu” của quan hệ nữ – nữ sẽ như thế nào?
Chuyện “yêu” của quan hệ nữ – nữ sẽ như thế nào, có giống như nhiều quan điểm cho rằng phải là một người đóng vai “nam” và người đóng vai “nữ” không?
Làm quen với cơ thể
Không chỉ mối quan hệ nữ – nữ, bất kể chuyện “yêu” nào cũng cần sự thấu hiểu chính mình. Trước khi bước vào “ân ái”, “tự sướng” là cách để bản thân làm quen với vùng kín, âm đạo hoạt động với tay, với đồ chơi sẽ ra sao. Điểm nào trên cơ thể là ít hoặc nhạy cảm nhất. Khi đó bạn mới có thể chia sẻ với đối phương, cũng như biết cách chăm sóc bản thân và người ấy.
Hiểu hơn về chính mình và lắng nghe đối phương thì phần nào sẽ tạo tâm thế thoải mái, không lo sợ khi bạn thật sự bước vào cuộc “yêu”. Tình dục là một phần bản năng nên bạn cứ bình thản hòa theo dòng chảy, song song theo đó là chủ động tìm hiểu cơ thể, kiến thức sức khỏe để hai bên cùng thăng hoa trong an toàn, thoải mái nhất. Đó chính là sự điêu luyện tự nhiên và đầy thông minh khi “yêu”.
Hình ảnh được cung cấp bởi V T trên Unsplash
Tư thế nào áp dụng trong quan hệ nữ – nữ?
Có lẽ mọi người sẽ nghĩ ngay đến “cắt kéo” khi nhắc tới quan hệ nữ – nữ. Tuy nhiên cắt kéo không phải là tư thế duy nhất cho quan hệ nữ – nữ. Và có nhiều cặp đôi còn cảm thấy không thích tư thế này vì nó gây đau. Bên cạnh đó quan hệ nữ – nữ cũng không nhất thiết phải là một người đóng vai “nam”, người đóng vai “nữ”. Quan trọng là sự cảm nhận cũng như đồng thuận của hai người mà thôi. Quan hệ nữ – nữ có quyền lựa chọn nhiều phương thức khác nhau để “yêu” mình, “yêu” đối phương, ví dụ như:
- Fingering: dùng tay kích thích âm vật, âm đạo
- Oral s6x: dùng miệng để chạm đến vùng kín
- An/al s6x: quan hệ qua “cửa sau”
- Đồ chơi: đeo đai d/ương v/ật giả, hoặc những đồ chơi khác để thâm nhập, d/vật giả 2 đầu
- Cùng “tự sướng”
- Ngực; có một số bạn chỉ cần được chạm vào vùng ngực là đã thăng hoa
- Hay bất kì tư thế nào mà cả hai mong muốn trải nghiệm và có sự đồng thuận
Làm sao để hai người lên đỉnh cùng một lúc?
Điều này cũng giống như nhiều mối quan hệ cặp đôi khác; có lúc các bạn sẽ cùng lên, có khi chỉ một trong hai. Tùy thuộc vào sự phản ứng của cơ thể cho mỗi lần quan hệ. Bạn có thể trải nghiệm tự sướng cùng nhau. Ví dụ như dùng tay để “thẩm du”; hay double dildo – “cậu ciu” giả có hai đầu, giúp kích thích cả hai; hoặc một bạn làm hai tay hai súng – vừa làm cho mình vừa làm cho người ấy.
Hình ảnh được cung cấp bởi Mahrael Boutros trên Unsplash
Sự tự tin
Bạn hãy tự tin về cơ thể cũng như kĩ năng của mình. Đừng gói gọn mình trong cái khuôn như thế nào là chuyên nghiệp, như thế nào là “amateur”, thay vào đó, bạn hãy thật sự tự nhiên với những gì đang hiện diện giữa mình với đối phương.
Việc yêu thích từng hành động bạn đang làm sẽ đem đến cho bạn những cảm nhận rất đặc biệt, khi ấy người cho cũng đồng điệu, chạm được đến năng lượng của bạn. Rồi cả hai sẽ trọn vẹn “hòa quyện” cùng nhau.
Bạn đừng quá khó khăn với cơ thể mình. Bạn đã “yêu” cùng đối phương nghĩa là bản thân đã rất quyến rũ nên người ấy mới đồng thuận quyết định quan hệ với bạn.
An toàn trong quan hệ
Chắc chắn để đi đến quan hệ t.ình d.ục, các bạn đều phải đồng thuận với nhau. Đó là ưu tiên quan trọng đảm bảo tinh thần khỏe mạnh và được an toàn cả thể chất lẫn tâm lý cho cả hai. Ngoài ra, biết tình trạng sức khỏe của nhau cũng là một sự tin tưởng, tạo thêm thoải mái cho cuộc “yêu”. Bạn cũng có thể sử dụng thêm bao cao su cho vùng miệng hoặc ngón tay, đồ chơi để đảm bảo an toàn cho cả hai. Có thể mối quan hệ nữ – nữ ít có rủi ro lây nhiễm nhiễm STI hơn nhưng cũng đừng chủ quan bạn nhé.
Hình ảnh được cung cấp bởi Reproductive Health Supplies Coalition trên Unsplash
Chăm sóc khi quan hệ
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ trước cũng như sau khi quan hệ, đặc biệt là móng tay cắt gọn gàng để không tổn thương cho nhau. Bạn cũng đừng quên sử dụng gel bôi trơn cho cuộc “yêu” được mượt mà trọn vẹn. Vì khi kích thích vùng kín, nhất là âm vật mà bị khô sẽ rất khó chịu.
Cuộc “yêu” của quan hệ nữ nữ có thể kéo dài, vì thế những lúc quyết định “quyện dài hơi” thì cứ mỗi 45 phút, bạn hãy vệ sinh vùng kín của mình chứ đừng đợi đến hết trận cuối mới làm. Và hai bạn nên luân phiên thay đổi những khu vực kích thích để vừa không gây đau một vùng nào vừa được trải nghiệm nhiều trải nghiệm khoái cảm khác nhau.
Hy vọng đôi lời chia sẻ của SEBT có thể giúp các nàng “lét biên” tận hưởng được chuyện “yêu” tuyệt vời nhất.
Danh mục khám phá
Sự Thật Trần Trụi: Tại Sao Porn Không Phải Là “Khóa Học Online” Về Chuyện Ấy
“Tại sao nhiều người trong chúng ta vẫn nghĩ rằng xem po.rn sẽ cải thiện được kỹ năng tình dục?” Đây không phải là một bài viết để phán xét hay chỉ trích. Thay vào đó, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích khoa học về cách por.n thực sự ảnh hưởng đến đời sống tình dục của bạn.
Chuyện Người Lớn Và Những Cái Bẫy “Mua Một Tặng Một”
Chào các “nhà nghiên cứu khoa học”!
Nếu bạn đang nghĩ rằng xem porn là cách học “yêu” hiệu quả nhất vì:
- Miễn phí
- Không cần đăng ký học
- Có thể “nghiên cứu” bất cứ lúc nào
- Nhiều “giáo trình” để lựa chọn
Thì xin chúc mừng – bạn đang tự biến mình thành nhân vật chính trong một bộ phim hài mà không hay biết.
Hollywood Của “Chuyện Ấy”: Nơi Fantasy Đánh Bại Reality
- Nghiên Cứu Thực Tế
Theo một nghiên cứu được công bố trên Journal of Sex Research (2019), 84% cảnh quay trong phim người lớn chứa ít nhất một hành vi không thực tế trong đời sống tình dục thực tế. Điều này bao gồm:
– 90% các tư thế được thiết kế cho góc máy
– 76% các phản ứng được phóng đại
– 92% bỏ qua các bước chuẩn bị quan trọng
– Mỗi cảnh quay trung bình mất 4-6 giờ để hoàn thành
– Có ít nhất 15 người trong phòng (đạo diễn, quay phim, ánh sáng…) – nghĩa là bạn đang xem một “buổi họp công ty” chứ không phải moment riêng tư
> “Po.rn không phải là tài liệu giáo dục – nó là sản phẩm giải trí được thiết kế để kích thích thị giác.” – Dr. Emily Nagoski, Come As You Are (2021)
- Những Tình Huống “Chỉ Có Trong Phim”
- Phân Tích Chuyên Sâu
Làm việc với nhiều khách hàng, SEBT nhận thấy những người thường xuyên xem porn có xu hướng:
**Đánh giá sai về cơ thể:**
– Tự ti về kích thước, hình dáng
– Áp đặt tiêu chuẩn phi thực tế lên đối tác
– Giảm sự tự tin trong quan hệ thực tế
**Hiểu sai về kỹ thuật:**
– Tập trung quá mức vào “performance”
– Bỏ qua yếu tố an toàn và thoải mái
– Không hiểu đúng về sinh lý học cơ bản
Não Bộ Của Bạn Đang Bị “Catfish”
- Khoa Học Nói Gì? (Phiên Bản Không Buồn Ngủ)
Nghiên cứu từ Cambridge cho thấy:
- Dopamine – Tên Tội Phạm Đáng Yêu
Trước khi xem po.rn: Dopamine là chú cún ngoan
Sau khi xem po.rn thường xuyên: Dopamine là con khủng long đòi ăn cả thế giới
- Nghiên Cứu Về Não Bộ
Nghiên cứu từ Cambridge University (2021) cho thấy những thay đổi đáng kể trong cấu trúc não của người xem porn thường xuyên:
- Hệ Quả Sinh Lý
Dựa trên dữ liệu từ 2,000 ca lâm sàng (Sexual Medicine Reviews, 2022):
– 67% nam giới dưới 35 tuổi gặp vấn đề rối loạn cương
– 58% báo cáo giảm ham muốn với đối tác thực
– 72% cần kích thích mạnh hơn để đạt khoái cảm
Giao Tiếp Trong Porn: Khi “Uhm” và “Ah” Là Ngôn Ngữ Chính Thức
- Số Liệu Thống Kê
Nghiên cứu từ Archives of Sexual Behavior (2023) chỉ ra:
– 92% cảnh quay po.rn bỏ qua hoàn toàn quá trình thỏa thuận
– 88% không thể hiện bất kỳ hình thức giao tiếp nào
– 76% cảnh quay có yếu tố kiểm soát, bạo lực không thỏa thuận
- Từ kinh nghiệm tư vấn của SEBT, những vấn đề phổ biến bao gồm:
**Thiếu Kỹ Năng Giao Tiếp:**
– Không biết cách bày tỏ nhu cầu
– Khó khăn trong việc đọc ngôn ngữ cơ thể
– Bỏ qua tín hiệu từ đối tác
**Hiểu Sai Về Đồng Thuận:**
– Cho rằng im lặng đồng nghĩa với đồng ý
– Không hiểu và thiếu kiến thức về đồng thuận
– Áp đặt mong muốn cá nhân
- Thống Kê cho thấy
Archives of Sexual Behavior (2023) phân tích 1000 video và phát hiện:
Các Câu Thoại Phổ Biến Nhất:
1. “Oh yes!” (1,243 lần)
2. “Don’t stop!” (892 lần)
3. “Right there!” (756 lần)
Các âm thanh không thể viết ra (∞ lần)
- Những Câu KHÔNG BAO GIỜ Xuất Hiện:
– “Anh/em thấy ổn không?”
– “Chỗ này đau quá”
– “Khoan, để em thay tư thế thoải mái hơn”
– “Anh ơi, em bị chuột rút!”
- Tình Huống Thực Tế VS. Porn
Kỳ Vọng Và Thực Tế: Câu Chuyện Buồn Của Những Người Tin Vào “Movie Magic”
- Những Con Số Không Thể Tin Nổi
Khảo sát từ International Journal of Sexual Health (2023) với 5,000 người tham gia:
- Tác Động Tâm Lý
Cái nhìn sai lệch về hình ảnh cơ thể
– Po.rn: Cơ bắp như Captain America
– Thực tế: Cơ bắp như… người bình thường đi làm 8 tiếng/ngày
Hiểu lầm về sự thật trong tương tác sinh học
– 78% đàn ông lo lắng về “thời lượng”
– 82% phụ nữ áp lực về phản ứng
– 100% mọi người đều quên mất rằng segg là để… vui vẻ, tận hưởng
- Hậu Quả Tâm Lý
Dữ liệu từ Psychology Today (2023) cho thấy:
– 78% người trẻ cảm thấy không đủ tốt
– 65% có lo lắng sợ hãi trong quan hệ tình d.ục
– 82% so sánh bản thân với p.orn
Kết Nối Thực Sự: Không Phải Cứ Click Là Match
- Khoa Học Về “Love Hormones”
Dr. Helen Fisher và team nghiên cứu về hormone hạnh phúc:
Oxytocin – The Real MVP
– Oxytocin: hormone “yêu đương” tự nhiên, kết nối thể chất tăng oxytocin tự nhiên
– Po.rn: làm giảm độ nhạy với oxytocin
như đường hóa học, ngọt nhưng không tốt cho sức khỏe
– Thực tế: như mật ong tự nhiên, phải kiên nhẫn mới có
- Giải Pháp “Không Đau Đớn”
Dựa trên nghiên cứu từ Sexual and Relationship Therapy (2023):
**Reset Dopamine:**
– Detox digital 30 ngày
Ngày 1-3: “Mình không thể…”
Ngày 4-7: “Có lẽ mình có thể…”
Ngày 8+: “Tại sao mình không làm điều này sớm hơn?”
– Tập trung vào kích thích tự nhiên
– Xây dựng lại độ nhạy cảm
**Xây Dựng Kết Nối:**
– Thực hành mindfulness trong tình dục
– Tăng cường giao tiếp phi ngôn ngữ (dạo đầu, các hoạt động không thâm nhập)
– Phát triển kết nối thân mật và giao tiếp lành mạnh
Đường Dài Mới Biết Ngựa Hay
Thay vì cố gắng trở thành “siêu sao” từ việc xem por.n, hãy:
**Học Hỏi Đúng Cách:**
– Đọc sách và các nghiên cứu khoa học, đi từ sinh lý cơ thể lên đến các tầm cao mới.
– Tham khảo ý kiến và tiếp nhận tư vấn từ chuyên gia >> https://forms.gle/r5nt2gBWKXteLbdq9
– Tìm hiểu nghiên cứu về tâm lý và tâm lý cặp đôi
**Rèn Luyện Kỹ Năng:**
– Tập trung vào giao tiếp
– Hiểu về giải phẫu thực tế
– Học và nâng cao kỹ năng từ các chuyên gia >> https://short.com.vn/nrN2
**Xây Dựng Mối Quan Hệ:**
– Đầu tư thời gian vào fore.play
– Tạo không gian an toàn để thử nghiệm
– Tôn trọng giới hạn của nhau
> “Tình dục bản chất thực sự không phải là một màn trình diễn mà là sự kết nối ” – Dr. Sue Johnson
Lời Khuyên Cuối:
– Porn không phải là “khóa học online” về tình dục
– Thực tế luôn đẹp hơn, nếu bạn cho nó cơ hội
– Và nhớ rằng: không ai trong đời thực nói “oh yes!” nhiều như vậy đâu!
**P.S.:** Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ cho những người bạn của mình. **
Lần đầu làm Top: Cần biết gì để trơn tru trót lọt?
SEBT đã có một bài viết chia sẻ các mẹo cho những bạn mới lần đầu làm bot. Nên đương nhiên không thể thiếu phần của những bạn lần đầu làm top. Vai trò này sẽ tốn nhiều công sức hơn khi bạn vừa phải giữ nhịp cuộc chơi vừa quan sát bot để đảm bảo đối phương luôn thấy thoải mái. Dưới đây sẽ là 7 mẹo để bạn dắt túi cho lần đầu làm top được trơn tru trót lọt.
Mẹo 1: Dạo đầu trước khi nhập cuộc
Mọi hình thức quan hệ tình dục đều cần dạo đầu chứ không phải xồng xộc đâm vào ngay. Dù là trai – gái, trai – trai hay gái – gái thì trong lần đầu của nhau, hai bạn luôn cần thấu hiểu từng điểm nhạy cảm trên cơ thể bằng cách dạo đầu trước khi quan hệ.
Mẹo 2: Hãy giao tiếp, giao tiếp và giao tiếp!
Giao tiếp luôn là chìa khóa cho mối quan hệ ở mọi khía cạnh, bao gồm tình dục. Nó càng đặc biệt quan trọng khi bạn lần đầu làm top.
Bạn hãy thoải mái hỏi người ta về những sở thích trong tình dục, những vùng nào là nhạy cảm, những chỗ nào không nên chạm vào. Người ta có thích dạo đầu nhiều không? Có thích dùng tay trước khi nhập cuộc không?
Ngoài ra, bạn cũng đừng hỏi mãi đối phương mà đối với mình cũng vậy. Hãy cho người ta biết bạn thích đụng chạm thế nào, điều gì khiến bạn lên đỉnh.
Một chủ đề quan trọng khác cũng cần được nhắc đến, đó là tình dục an toàn, đặc biệt trong quan hệ đồng giới nam. Hai bạn đã đi khám sức khỏe tình dục chưa? Hai bạn có đang sử dụng phương pháp phòng ngừa HIV như PrEP không? Loại bao cao su nào mà hai bạn sẽ sử dụng?
Hình ảnh từ Ketut Subiyanto
Mẹo 3: Chuẩn bị tinh thần với đống lộn xộn mang tên “phân”
Khi làm top thì bạn phải chuẩn bị tinh thần đón nhận những thứ không mong muốn trong lúc quan hệ. Ví dụ như phân. Bạn cần biết cách xử lý để khiến mình và người ấy không phải khó chịu nếu xảy ra “tai nạn”.
Một mẹo chuyên nghiệp dành cho bạn là hãy trải một chiếc khăn lót bên dưới để hứng mọi thứ rơi vãi khi quan hệ.
Mẹo 4: Hãy tận dụng ngón tay
Một người có hai cơ thắt hậu môn, một bên trong và một bên ngoài. Ta có thể kiểm soát cơ thắt bên ngoài nhưng không thể kiểm soát cơ thắt bên trong. Đây là lúc mà ngón tay phát huy vai trò của nó.
Fingering không chỉ thể hiện sự thân mật với bạn tình mà còn là một cách kích thích tuyến tiền liệt rất tốt. Đừng quên sử dụng gel bôi trơn gốc nước trước khi cho ngón tay vào “lỗ nhị” nhé.
Mẹo 5: Bắt đầu thật chậm rãi với nhiều gel bôi trơn
Dù hai bạn đã dành nhiều thời gian dạo đầu, sờ mó “lỗ nhị”, cơ thể đã kích thích bừng bừng nhưng bạn vẫn không nên cho “súng” đâm vào ngay. Bởi hậu môn có thể vẫn còn hơi chặt, chưa thể tiếp nhận “vật lạ” một cách trơn tru trót lọt.
Hình ảnh từ Ketut Subiyanto
Tốt nhất là bạn chủ động thoa gel bôi trơn lên “súng”, sau đó bắt đầu cho vào từ từ, thật chậm, thật chậm, liên tục hỏi bot xem có thấy đau không, có ổn để với lực đâm này không. Vì nếu bot thấy đau từ đầu thì sẽ rất khó để tiếp tục trong đêm đó.
Mẹo 6: Hãy hỏi nếu bạn muốn đi nhanh hơn
Là một top, bạn cần chú tâm đến cảm nhận của bot nhiều hơn. Bất cứ khi nào bạn muốn thay đổi tốc độ, áp lực thì hãy hỏi đối phương. Như vậy, bạn sẽ nắm bắt được nhịp điệu phù hợp giữa mình và người ấy, không để họ khó chịu hay đau đớn trong khi chỉ mình thấy khoái cảm.
Mẹo 7: Giữ bình tĩnh nếu “súng” bị xìu
Đôi khi “thằng nhỏ” của bạn giở chứng, ví dụ như giữa chừng thì bị xìu. Đây là hiện tượng bình thường và bạn cần chấp nhận chuyện này. Có rất nhiều thứ ảnh hưởng đến mức độ cương cứng của một chàng trai, ví dụ như căng thẳng, thuốc men, rượu bia…
Do đó, nếu mọi thứ không diễn ra suôn sẻ và bạn không thể duy trì sự cương cứng thì hãy bình tĩnh. Bởi tất cả không thể phủ nhận một sự thật là bạn và người ấy đang có khoảng thời gian thân mật, vui vẻ bên nhau. Hãy tập trung vào điều này, tạm dừng quan hệ lại, nghỉ ngơi, nói chuyện, cuddle (âu yếm) với nhau nhiều hơn. Rồi khi “súng” lên nòng, hai bạn lại tiếp tục hiệp 2!
SEBT chia sẻ thêm playlist quan hệ qua “lỗ nhị” để bạn làm chủ được kỹ thuật, từ đó tăng thêm tự tin cho lần đầu làm top:
15 mẹo đơn giản cho những bạn mới lần đầu làm bot
Nếu bạn chưa từng làm bot cũng như chưa từng quan hệ qua “lỗ nhị” thì lần đầu sẽ không tránh khỏi cảm giác hồi hộp, lo lắng lẫn sợ… đau.
Chuyện nằm dưới và “bị đâm” sẽ đem lại cảm giác hoàn toàn mới cho cơ thể nên sẽ cần thời gian và luyện tập để làm quen cũng như tận hưởng trải nghiệm này. SEBT sẽ giúp bạn bằng cách gợi ý 15 mẹo đơn giản cho những ai mới lần đầu làm bot có thể tìm thấy niềm vui mà quan hệ qua “lỗ nhị” mang lại. Đặc biệt chú ý đến mẹo số 8 nhé.
Mẹo 1: Hãy buông bỏ sự xấu hổ
Hiện vẫn còn nhiều sự kỳ thị và xấu hổ xung quanh việc làm bot (người nằm dưới). Ví như bot thì phải chịu sự phục tùng và cho người khác quyền kiểm soát.
Nếu bạn vẫn bị cuốn vào nỗi sợ và sự xấu hổ khi là người nằm dưới thì khả năng cao, cơ thể của bạn sẽ phản kháng, đem lại trải nghiệm không mấy vui vẻ và dễ chịu.
Do đó, bạn cần buông bỏ mọi sự kỳ thị và xấu hổ đi. Là người nằm dưới hay ở trên không liên quan gì tới phẩm giá hay vị thế của bạn. Đây chỉ là cách thể hiện tình yêu và sự thân mật, kết nối về thể xác trong mối quan hệ với người ấy mà thôi.
Hình ảnh được đăng tải bởi Elvin Ruiz trên Unsplash
Mẹo 2: Luôn có trợ thủ đắc lực là gel bôi trơn
Với quan hệ qua “lỗ nhị” thì phải luôn có gel bôi trơn. Không chỉ một chai mà nên thủ sẵn nhiều chai bởi trong vài lần đầu tiên, bạn cần bôi trơn càng nhiều càng tốt để thâm nhập được trơn tru, ít đau đớn.
Mẹo 3: Bạn đã cắt móng tay chưa?
Có thể bạn sẽ tự hỏi, ủa làm bot thì cần gì cắt móng tay? Vậy hãy xem tiếp mẹo thứ 4 nhé.
Mẹo 4: Thực hành trong khi tắm
Nếu bạn đã cắt tỉa móng tay sạch sẽ thì giờ hãy tập dùng ngón tay cho vào “lỗ nhị” trong khi tắm. Việc này sẽ giúp bạn làm quen với cảm giác “bị đâm” và chuẩn bị cho công cuộc thâm nhập thực sự.
[Tập 157] Tips – Thudam Lỗ Hậu Dành Cho Nam Giới & LGBT | CCS | SEBT (youtube.com)
Mẹo 5: Chống lại thôi thúc siết chặt
Khi có vật đi vào “lỗ nhị” thì phản ứng tự nhiên của cơ thể sẽ là siết chặt. Bạn cần chống lại thôi thúc này nhưng cũng không cần phải đẩy ra. Bạn chỉ cần thư giãn. Cơ thể bạn sẽ tự nhiên thả lỏng sau nhiều lần “bị đâm”.
Mẹo 6: Khoái cảm sẽ xuất hiện sau cơn đau
Nếu bạn mới làm bot thì có thể sẽ thấy đau khi quan hệ qua “lỗ nhị” trong những lần đầu. Nhưng bạn cần nhớ điều này: khoái cảm sẽ xuất hiện sau cơn đau. Như vậy, bạn sẽ thấy sẵn sàng tâm lý hơn, cơ thể cũng thư giãn hơn, từ đó cơn đau cũng nhẹ dần đi.
Hình ảnh được đăng tải bởi Honey Fangs trên Unsplash
Mẹo 7: Đi thật chậm rãi
Bạn đừng bắt đầu bằng việc để người ấy một nhát đâm hết vào bên trong bạn. Như vậy sẽ rất đau đớn khi bạn vẫn chưa quen với chuyện quan hệ qua “lỗ nhị”. Hãy dùng thật nhiều gel bôi trơn, đi vào từng chút một. Dành nhiều thời gian nhất có thể để bạn thấy thoải mái.
Chỉ khi bạn thấy dễ chịu rồi thì mới bảo người ấy đi nhanh hơn và mạnh hơn một chút (nếu bạn muốn).
Mẹo 8: Chú ý đến hơi thở khi quan hệ
Đây là một mẹo cực kỳ quan trọng. Khi gặp đau đớn thì phản ứng tự nhiên của chúng ta thường là căng thẳng và ngừng thở.
Vì vậy, khi bắt đầu quan hệ, bạn hãy hít thở chậm lại, tập trung vào những hơi thở ra thật dài và dễ chịu. Kỹ thuật thở này giúp bạn giữ bình tĩnh và nhắc nhở hệ thần kinh phó giao cảm trong bạn rằng bạn đang ở một không gian an toàn.
Mẹo 9: Nhớ đi tiểu trước khi quan hệ
Khi quan hệ qua “lỗ nhị”, những bạn nằm dưới sẽ dễ thấy muốn đi tiểu, đặc biệt lúc thâm nhập mạnh. Đây là do kích thích tuyến tiền liệt. Nên bạn hãy đi tiểu trước khi quan hệ, để đến lúc nhập cuộc và thấy cảm giác buồn tè thì có nghĩa là bạn đang được kích thích điểm G rồi đó.
Mẹo 10: Bạn sẽ cảm thấy muốn đi “nặng”
Trải nghiệm duy nhất bạn có với hậu môn cho tới trước khi quan hệ “cửa sau” là đi “nặng”. Vì vậy, khi có khẩu “súng” đâm vào hậu môn thì bạn thường có cảm giác muốn đi “nặng”. Lần đầu là thế nhưng sau nhiều lần trải nghiệm thì bạn sẽ không còn liên tưởng đến chuyện đi “nặng” mỗi khi được đâm nữa.
Mẹo 11: Vệ sinh sạch sẽ trước khi quan hệ
Về cách vệ sinh trước khi quan hệ qua “lỗ nhị” thì bạn tham khảo video này của SEBT nhé:
[AN.AL] Bài 4 – Vệ Sinh “Bé Đào” Trước Khi Xâm Chiếm Lỗ Nhị | CCS | SEBT (youtube.com)
Mẹo 12: Thử nghiệm nhiều tư thế
Với quan hệ qua “lỗ nhị”, người ta thường nghĩ tới tư thế doggy. Nhưng nếu đó không phải là tư thế bạn thích thì bạn có thể chuyển sang các kiểu khác như: nằm ngửa, nằm nghiêng hoặc chuyển từ trên giường sang sofa.
Bạn không cần chăm chăm vào mỗi một tư thế, cũng không cần phải so với những tiêu chuẩn bên ngoài. Nếu một tư thế không hiệu quả với mình, bạn cứ thoải mái thử sang tư thế khác.
Mẹo 13: Thể hiện chính xác những gì bạn muốn
Trong khi quan hệ, bạn hãy nói ra những gì khiến bạn thấy thoải mái hoặc đang làm bạn khó chịu, đau đớn. Cứ bảo người ấy đi nhanh hơn hoặc chậm hơn, hay đổi tư thế khác.
Hình ảnh từ Joshua Mcknight
Đặc biệt khi bạn mới lần đầu quan hệ, lại còn làm bot thì càng cần phải lên tiếng để kiểm soát tình hình. Chính bạn, chứ không phải top, mới là người nắm quyền kiểm soát. Bởi quan hệ qua “lỗ nhị” sẽ mang lại cảm giác khác nhau cho mỗi người và không có cách nào để người ở trên biết được điều gì làm bạn thấy thoải mái nếu bạn không trực tiếp nói ra nhu cầu và mong muốn của mình.
Mẹo 14: Tìm một partner là top đã có kinh nghiệm
Nếu bạn vẫn chưa tìm thấy một top của đời mình thì hãy ưu tiên những bạn đã có kinh nghiệm. Bởi lần đầu nằm dưới sẽ không tránh khỏi những vụng về, sai sót, có thể tự gây tổn thương dù đã trang bị kiến thức kỹ thế nào. Được làm cùng người có kinh nghiệm thì bạn sẽ được dìu dắt cũng như giao tiếp dễ dàng hơn.
Mẹo 15: Nhớ đeo bao cao su
Nhớ đeo bao cao su.
Nhớ đeo bao cao su.
Nhớ đeo bao cao su.
Chuyện quan trọng phải nói 4 lần. Bạn có thể tham khảo vài thương hiệu bao cao su uy tín mà SEBT đã trải nghiệm tại đây:
Nguồn thông tin từ: 15 simple tips for new bottoms you need to know (pride.com)
Queerbaiting là gì và chúng ta nên chống lại hành vi này như thế nào?
Trong vài năm trở lại đây, ngày càng có nhiều người bắt đầu sử dụng và trở nên quen thuộc với thuật ngữ “queerbaiting” mỗi khi xem những chương trình có sự góp mặt của cộng đồng LGBTQ+.
Vậy queerbaiting nghĩa là gì và và chúng ta nên chống lại hành vi này như thế nào?
Cùng SEBT tìm hiểu qua bài viết hôm nay nhé.
Queerbaiting là gì?
Nói một cách dễ hiểu thì queerbaiting là một chiến lược truyền thông thường thấy trong ngành giải trí, sử dụng yếu tố liên quan tới cộng đồng LGBTQ+ nhằm “câu kéo” người xem.
Hình ảnh được đăng tải bởi Alexander Grey trên Unsplash
Không thiếu những ví dụ cho ta thấy queerbaiting tràn lan trên phim ảnh, MV, gameshow, kênh giải trí hiện nay. Chúng ta cũng có thể thấy hành vi này ở những người nổi tiếng. Họ làm nhiều hành động thân mật với người cùng giới một cách mập mờ nhưng lại không xác nhận chính xác xu hướng tính dục của mình hoặc không phát triển mối quan hệ hơn. Đây được cho là “mồi nhử” nhằm câu kéo thêm người hâm mộ trong cộng đồng LGBTQ+.
Queerbaiting bắt đầu khi nào?
Thuật ngữ này đã được ghi nhận từ ít nhất những năm 1950, mặc dù vào thời điểm đó, nó liên quan nhiều hơn đến các sự kiện như Lavender Scare nhằm tìm kiếm và sa thải những người lao động LGBTQ+ trong cuộc “săn lùng phù thủy” thời hiện đại.
Queerbaiting bắt đầu có sự thay đổi vào những năm 2010 khi nó mang ý nghĩa của những hoạt động lợi dụng yếu tố đồng tính làm “mồi câu” thu hút khán giả là người đồng tính.
Thuật ngữ queerbaiting trở thành chủ đề phổ biến hơn trên báo chí vào năm 2021 và bắt đầu nhận được sự chú ý rộng rãi khi Billie Eilish bị cáo buộc là queerbaiting. Cô đăng tải hình ảnh quảng cáo cho MV “Lost Cause”, trêu đùa rằng cô “yêu con gái” cùng với những hình ảnh thân mật với bạn diễn. Nhiều ý kiến cho rằng cô đang lợi dụng yếu tố LGBTQ+ để quảng bá cho MV mới phát hành trong tháng Tự Hào.
Đồng xu hai mặt của queerbaiting
Queerbaiting vừa mang tác động tích cực mà cũng vừa tiêu cực. Tích cực ở chỗ giúp hình ảnh LGBTQ+ trở nên quen thuộc và thú vị trong mắt người xem hơn là bị kỳ thị như trước đây.
Nhưng tác động tiêu cực lại nhiều hơn. Không ít người sử dụng yếu tố LGBTQ+ chỉ để câu kéo người xem, tạo ra một mối quan hệ đồng tính đầy hứa hẹn và lãng mạn nhưng chỉ dừng ở mức ám chỉ chứ không xác nhận rõ ràng hay muốn phát triển mối quan hệ.
Điều này làm người xem là cộng đồng LGBTQ+ cảm thấy bị lợi dụng, lừa dối và tổn thương.
Hình ảnh được đăng tải bởi Alexander Grey trên Unsplash
Chưa kể có người sử dụng queerbaiting một cách kệch cỡm nhằm đem lại yếu tố hài hước trong vài bộ phim truyền hình (như trai đóng giả gái). Nhưng hài không thấy đâu mà chỉ thấy lố lăng.
Điều này khiến những người ngoài cộng đồng càng thấy định kiến khi cho rằng yếu tố LGBTQ+ chỉ mang ra làm chiêu trò một cách kệch cỡm, kỳ lạ.
Vô hình trung, queerbaiting góp phần làm cộng đồng LGBTQ+ khó được nhìn nhận và đối xử bình đẳng. Những gì về LGBTQ+ mà chúng ta thấy trên phim ảnh, gameshow, MV có queerbaiting không phản ánh đúng thực tế, gây ra sự hiểu lầm và càng làm tăng định kiến.
Vì vậy, với queerbaiting, chúng ta nên chống lại thay vì ủng hộ.
Chúng ta nên chống lại queerbaiting như thế nào?
Bản chất của queerbaiting chỉ là chiêu trò độc hại trong truyền thông nhằm lôi kéo thêm người xem. Chúng ta nên chống lại queerbaiting bằng cách:
+ Lên tiếng phản đối những chương trình hay những người sáng tạo nội dung sử dụng yếu tố queerbaiting.
Hình ảnh được đăng tải bởi Igor Omilaev trên Unsplash
+ Không theo dõi các sản phẩm có yếu tố queerbaiting. Đừng làm người nửa vời khi miệng thì chỉ trích nhưng mắt vẫn xem những chương trình giải trí lạm dụng queerbaiting.
+ Ủng hộ những nội dung, sản phẩm đến từ những nhà sáng tạo hoặc chương trình nói về LGBTQ+ một cách chân thực, đúng đắn. Đây mới chính là đại diện cho cộng đồng LGBTQ+ chứ không phải những nơi mang nó ra làm chiêu trò để câu view.
Nguồn thông tin từ: What is queerbaiting and why does it happen? (pride.com)
Từ “Queer” được cộng đồng LGBTQ+ sử dụng như thế nào?
Ban đầu, Queer là một cái tên miệt thị dành cho người đồng tính. Để đáp lại, một số nhà hoạt động trong cộng đồng đồng tính bắt đầu tự gọi mình là “queer” với niềm tự hào.
Kể từ lần đầu xuất hiện trong tiếng Anh vào khoảng năm 1513, “queer” luôn có nghĩa là một cái gì đó không bình thường, một cái gì đó kỳ lạ, kỳ quặc. Người ta dùng nó mà không biết hoặc không có ý ám chỉ bất kỳ điều gì liên quan đến bản dạng giới hay xu hướng tính dục.
Từ điển tiếng Anh Oxford cho biết danh từ “queer” lần đầu tiên được Hầu tước Queensbury sử dụng để chỉ người đồng tính là vào năm 1894.
Từ điển tiếng lóng The Concise New Partridge Dictionary of Slang cho biết tính từ “queer” bắt đầu có nghĩa là “đồng tính luyến ái” vào khoảng năm 1914, chủ yếu ở Hoa Kỳ. Từ điển cũng lưu ý rằng tính từ này “mang tính xúc phạm từ bên ngoài, không phải từ bên trong”.
Như vậy, hai từ điển cho thấy sự tiến triển của “queer”.
Hình ảnh được đăng tải bởi Katie Rainbow 🏳️🌈 trên Unsplash
Tiếp tục đi hơn nữa thì ấn bản năm 1949 của Từ điển Webster’s New Collegiate chỉ liệt kê một cách sử dụng tiếng lóng cho “queer”: “Tiền giả”. Lưu ý nhỏ là các từ điển lưu hành chung vào thời điểm đó thường tránh xa các từ hoặc định nghĩa có thể bị coi là xúc phạm.
Bản in năm 1965 của Từ điển Webster’s New World, Phiên bản Cao đẳng, liệt kê “queer”, cả danh từ lẫn tính từ, là tiếng lóng chỉ người đồng tính. Không phải tiếng lóng xúc phạm mà chỉ đơn thuần là tiếng lóng thôi.
Từ điển Webster’s New World College, Phiên bản thứ năm, phiên bản hiện tại, được Associated Press và nhiều tổ chức tin tức sử dụng, có tính mở rộng hơn khi so sánh. Nó liệt kê “queer” theo cách này:
“[Tiếng lóng] đồng tính luyến ái: trong cách sử dụng chung, vẫn chủ yếu là một thuật ngữ lóng chỉ sự khinh miệt hoặc chế giễu, nhưng gần đây được một số học giả và nhà hoạt động đồng tính sử dụng như một thuật ngữ mô tả mà không có hàm ý tiêu cực.”
Từ điển tiếng lóng của Mỹ (The Dictionary of American Slang) cho biết “vào đầu những năm 1990, queer đã được một số người đồng tính chấp nhận như một cách gọi không mang tính miệt thị, theo tinh thần “niềm tự hào của người đồng tính'”. Chuyển đổi đó bắt đầu vào cuối những năm 1980.
Vậy chuyện gì đã xảy ra khi đó?
Thời điểm ấy đã diễn ra phong trào đòi quyền cho người đồng tính, một phần được thúc đẩy bởi đại dịch AIDS.
Một số nguồn cho rằng việc sử dụng từ “queer” như một nhãn tích cực đầu tiên bắt nguồn từ nhóm Queer Nation, được thành lập vào đầu những năm 1990 như một tổ chức cấp tiến nhằm chống lại bạo lực đối với người đồng tính.
Newsweek viết vào năm 1991 rằng: “Bằng cách sử dụng từ ‘queer’, Queer Nation tuyên bố, họ đã tước vũ khí của những kẻ kỳ thị người đồng tính”.
Hình ảnh được đăng tải bởi Dustin Humes trên Unsplash
Kể từ đó, “queer” không chỉ mang nghĩa là “đồng tính luyến ái”. Một số người không xác định mình là nam hay nữ thì tự gọi mình là “genderqueer”. Có người lại dùng từ “gender-fluid” (giới tính linh hoạt) hoặc “nonbinary” (phi nhị nguyên). Ngay cả chữ “Q” trong LGBTQ+ cũng có thể là viết tắt của “queer” hoặc “questioning”.
Queer là một nhãn mà tồn tại cùng lúc 2 trạng thái: được chấp nhận và bị từ chối. Nhiều người trong cộng đồng dùng nó để tự nhận dạng thì được, nhưng nếu là người ngoài dùng để mô tả họ thì có thể gây sự khó chịu.
Vì vậy, Queer hiếm khi được dùng để mô tả các cá nhân, một nhóm cá nhân cụ thể hoặc xu hướng tính dục của họ.
Sách hướng dẫn về Phong cách và Cách sử dụng của The New York Times (The New York Times Manual of Style and Usage) nói rằng:
“Queer, trong nghĩa đồng tính luyến ái, nên được coi là một từ xúc phạm, nhưng vẫn có ngoại lệ nhỏ. Một số người đồng tính nam và đồng tính nữ đã phục hồi thuật ngữ này như một biểu tượng châm biếm của niềm tự hào. Thuật ngữ vẫn có thể chấp nhận được khi đề cập đến lĩnh vực học thuật mới nổi của các nghiên cứu về queer.”
Còn Sách hướng dẫn phong cách của NLGJA, Hiệp hội các nhà báo LGBTQ, nói như sau về từ “queer”:
“Ban đầu là một thuật ngữ miệt thị người đồng tính, giờ đây đang được một số người đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính và chuyển giới tái sử dụng như một thuật ngữ bao quát để tự khẳng định. Một số người dị tính cảm thấy mình thuộc về văn hóa LGBT, chẳng hạn như họ là con cái của những bậc cha mẹ queer, thì tự gọi mình là ‘culturally queer’ (queer về văn hóa). Từ ‘queer’ vẫn bị coi là xúc phạm khi dùng để mắng nhiếc; tốt nhất là chúng ta chỉ nên dùng trong các trích dẫn hoặc tên chính thức của các tổ chức hoặc sự kiện.”
Hình ảnh được đăng tải bởi courtney coles trên Unsplash
Tóm lại là
Từ “queer” với nghĩa gốc là “kỳ quặc”, “không theo quy chuẩn” có thể đã mất đi hầu hết ý nghĩa ban đầu. Và hiện nay mọi người sẽ ngay lập tức nghĩ đến từ “queer” như một định nghĩa về tính dục hoặc để xúc phạm người khác.
Do đó, dù nhiều người đã chấp nhận từ “queer” nhưng chúng ta vẫn nên cực kỳ thận trọng khi muốn sử dụng. Tốt nhất là hãy hỏi đối phương trước là mình được dùng từ “queer” để gọi họ không, tránh gây hiểu lầm không đáng có.
Dịch từ bài viết: How the word ‘queer’ was adopted by the LGBTQ community – Columbia Journalism Review (cjr.org)