Estrogen ảnh hưởng đến cơ thể nữ giới như thế nào?

Tác giả: .Ngưn.

Estrogen là hormone sinh dục được sản xuất ở cả cơ thể nam và nữ. Nó tác động đến nhiều khía cạnh trong sức khỏe hơn là chúng ta nghĩ. 

Đối với những người có giới tính sinh học là nữ, vai trò của estrogen rất rộng lớn chứ không chỉ xoay quanh câu chuyện sinh sản hay tình dục. Ví dụ như estrogen còn có tác dụng bảo vệ sức khỏe tinh thần, xương khớp, thậm chí là sức khỏe tim mạch. 

Bài viết này sẽ tìm hiểu các dạng estrogen được sản xuất trong cơ thể và vai trò của hormone này đối với sức khỏe tổng thể của nữ giới.

*Lưu ý: bài viết đề cập tới giới tính về mặt sinh học.

Estrogen là gì?

Nguồn ảnh: cfspharmacy

Estrogen là một hormone sinh sản quan trọng ở cả nam lẫn nữ. Nhưng nó thường được gọi là hormone sinh dục nữ do nó đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của hệ thống sinh sản ở nữ giới và góp vào quá trình điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.

Dù vậy thì chúng ta vẫn cần ghi nhớ là cả nam lẫn nữ đều sản xuất estrogen, chỉ là hormone này đóng vai trò lớn hơn đối với nữ giới mà thôi.

Ở nữ giới, estrogen được sản xuất chủ yếu trong buồng trứng và phụ thuộc vào các hormone sinh sản khác bao gồm hormone kích thích nang trứng (FSH), hormone tạo hoàng thể (LH) và testosterone để sản xuất và điều hòa.

Estrogen có 3 loại chính

1. Estrone (E1)

Estrone là loại estrogen phổ biến thứ hai được cơ thể nữ giới sản xuất trong những năm sinh đẻ. Nó có tác dụng kém nhất, thường được gọi là “estrogen yếu”. Nó chịu trách nhiệm cho sự phát triển giới tính nữ, nhưng vì kém hiệu quả hơn nên đôi khi nó đóng vai trò như một kho lưu trữ để cơ thể chuyển đổi nó thành loại estrogen E2 khi cần thiết.

Trong thời kỳ mãn kinh, khi buồng trứng ngừng sản xuất hormone, E1 là loại estrogen duy nhất mà cơ thể nữ giới tiếp tục sản xuất.

2. Estradiol (E2)

Đây là loại hoạt động mạnh mẽ và phong phú nhất, cái mà hầu hết chúng ta đều nhắc tới khi đề cập đến estrogen. E2 được tạo ra trong buồng trứng ở những năm sinh sản của chúng ta (sau tuổi dậy thì và trước khi mãn kinh) và đóng vai trò lớn trong việc điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. 

3. Estriol (E3)

Estriol thường được gọi là estrogen của thai kỳ. Nó chỉ hiện diện với một lượng rất nhỏ (gần như không thể phát hiện được) trong máu của bạn khi bạn không mang thai. 

Còn lúc bạn mang thai thì E3 sẽ tăng cao, giúp hỗ trợ cả tử cung và phôi thai, duy trì thai kỳ khỏe mạnh trong mỗi kỳ kinh.

Estrogen có tác dụng gì với cơ thể nữ giới?

Giúp duy trì độ ẩm và độ đàn hồi cho da

Hình ảnh được đăng tải bởi Linh Ha trên Unsplash

Estrogen kích thích sản xuất axit hyaluronic, một chất giữ nước trong da; thúc đẩy sản xuất collagen và elastin – các protein mang lại cho da độ đàn hồi và săn chắc.

Bảo vệ sức khỏe xương

Estrogen đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển khỏe mạnh của xương. Nó cũng điều chỉnh quá trình luân chuyển xương ở xương khi trưởng thành và chống lại tình trạng mất xương. 

Trong thời kỳ mãn kinh, khi nồng độ estrogen giảm, phụ nữ có nguy cơ bị mất xương do tác dụng bảo vệ của estrogen không còn nữa. Sự mất xương tăng lên đáng kể này có thể dẫn đến chứng loãng xương, khiến nữ giới có khả năng bị gãy xương hông.

Điều chỉnh mức cholesterol và tăng cường sức khỏe tim mạch

Estrogen làm tăng mức cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL). HDL thường được gọi là cholesterol “tốt”, giúp loại bỏ cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL) – hay còn gọi là cholesterol “xấu”, ra khỏi máu, giảm nguy cơ mảng bám tích tụ trong động mạch.

Estrogen cũng thúc đẩy sự giãn nở của mạch máu, có thể cải thiện lưu lượng máu đến tim.

Trong thời kỳ mãn kinh, khi tác dụng bảo vệ của estrogen không còn nữa, bệnh tim ở phụ nữ sẽ gia tăng. Trên thực tế, các biến chứng của bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của phụ nữ ở Hoa Kỳ.

Điều chỉnh tâm trạng

Hình ảnh được đăng tải bởi Nik trên Unsplash

Estrogen ảnh hưởng đến cách các cấu trúc não của bạn được kết nối, cách các tế bào não giao tiếp và thậm chí cả hình dạng của bộ não. Nó có tác dụng rất mạnh đối với serotonin, một chất hóa học cân bằng tâm trạng được sản xuất với sự trợ giúp của estrogen. 

Người ta cho rằng sự sụt giảm sản xuất serotonin do nồng độ estrogen thấp sẽ góp phần gây ra trầm cảm sau sinh và mãn kinh.

Điều hòa chu kỳ kinh nguyệt

Estrogen đóng vai trò trung tâm trong việc điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và rụng trứng. Bạn xem chi tiết ở phần bên dưới nhé.

Giúp phát triển niêm mạc tử cung, âm đạo và âm hộ

Estrogen thúc đẩy sự phát triển và duy trì niêm mạc tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt. Nó cũng giúp duy trì độ dày và sức khỏe của các mô âm đạo và âm hộ, giữ cho chúng luôn được bôi trơn và ngăn ngừa khô hạn.

Vai trò của estrogen trong chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Phần đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt gọi là giai đoạn nang trứng sẽ kéo dài từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cho đến khi rụng trứng. Lúc này, trứng đang trưởng thành để chuẩn bị rụng. 

Hình ảnh được đăng tải bởi Deon Black trên Unsplash

Trứng sẽ trưởng thành trong buồng trứng, ở những nang túi nhỏ gọi là nang trứng. Những nang trứng này tạo ra estrogen. Vì vậy trong lúc trứng trưởng thành, các nang trứng sẽ đều đặn giải phóng lượng estrogen này. Và estrogen tăng lên cho đến khi đạt đến đỉnh điểm, ngay trước khi nữ giới rụng trứng.

Do các yếu tố tạo cảm giác dễ chịu của estrogen, ngay trước và trong khi rụng trứng là thời điểm trong tháng mà nữ giới sẽ thấy tràn đầy năng lượng và phấn chấn tinh thần nhất. Nên đây là lúc thích hợp để bạn chuẩn bị cho những hoạt động quan trọng như đi thuyết trình với khách hàng, hẹn hò với crush hoặc năng đi tập gym hơn.

Khi estrogen đạt đỉnh sẽ dẫn tới sự gia tăng LH, kích hoạt giải phóng trứng trưởng thành từ một trong các buồng trứng trong quá trình rụng.

Sau khi rụng trứng, nồng độ estrogen giảm dần và tiếp tục chững lại trong suốt giai đoạn thứ hai của chu kỳ kinh nguyệt – giai đoạn hoàng thể.

Vào cuối chu kỳ, nếu trứng rụng không gặp tinh trùng để thụ tinh thì tất cả hormone trong chu kỳ kinh nguyệt, bao gồm cả estrogen, sẽ giảm xuống mức cơ bản, từ đó kích hoạt kỳ kinh nguyệt ở nữ giới.

Nếu nồng độ estrogen mất cân bằng, nó có thể phá vỡ sự cân bằng của các hormone khác trong chu kỳ kinh nguyệt, làm ảnh hưởng đến sự rụng trứng.

Mà không rụng trứng = không có thai. Vì vậy, nếu bạn đang có kế hoạch sinh con thì nên đi kiểm tra nồng độ estrogen trong cơ thể.

Những yếu tố ảnh hưởng tới nồng độ estrogen trong cơ thể

+ Mang thai, biến động nội tiết tố sau sinh và cho con bú

+ Vào tuổi dậy thì và khi mãn kinh

+ Tình trạng thừa cân và béo phì

+ Tình trạng ăn kiêng khắt khe hoặc bị chứng chán ăn

+ Tập thể dục vất vả hoặc tập luyện quá sức

+ Đang sử dụng một số loại thuốc, bao gồm steroid, ampicillin, thuốc có chứa estrogen, phenothiazin và tetracycline

+ Bị huyết áp cao

+ Bị bệnh tiểu đường

+ Bị suy buồng trứng nguyên phát (POI)

+ Tuyến yên hoạt động kém

+ Bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

+ Bị khối u của buồng trứng hoặc tuyến thượng thận

Biến động của estrogen ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

Nồng độ estrogen nên được duy trì ở mức cân bằng vì nếu nó tăng cao hay sụt giảm liên tục trong một thời gian dài thì đều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Cụ thể:

Nếu nồng độ estrogen thấp

Ở phụ nữ, nồng độ estrogen cao nhất trong độ tuổi 20 và sau đó giảm 50% ở tuổi 50. Mức estrogen thấp hơn cũng có thể do các tình trạng sức khỏe khác như bệnh tuyến giáp hoặc bệnh thận mãn tính. Ngoài ra, tình trạng rối loạn dinh dưỡng, tập thể dục và ăn uống cũng có thể là những yếu tố khiến estrogen sụt giảm. 

Các triệu chứng của nồng độ estrogen thấp bao gồm:

+ Nóng bừng và đổ mồ hôi đêm (bốc hỏa)

+ Mất ngủ

Hình ảnh được đăng tải bởi Ben Blennerhassett trên Unsplash

+ Nhức đầu

+ Trầm cảm

+ Tăng cân

+ Khô âm đạo

+ Khô da

+ Kinh nguyệt không đều

Estrogen thấp có thể dẫn đến loãng xương, tổn thương xương và gây ra gãy xương.

Nếu nồng độ estrogen cao

Nồng độ estrogen cao cũng dẫn đến các vấn đề sức khỏe như tăng nguy cơ làm cao huyết áp, đông máu, hạ canxi và một số loại ung thư như ung thư vú, ung thư cổ tử cung.

Các triệu chứng xảy ra khi bạn có nồng độ estrogen cao bao gồm:

+ Đầy hơi và tăng cân

+ Sưng hoặc đau ngực

+ Kinh nguyệt không đều

+ Chảy máu âm đạo bất thường

+ Tâm trạng thất thường và gặp các vấn đề về trí nhớ

+ Mất ngủ

+ Rối loạn chức năng tình dục

Vì sao estrogen có xu hướng giảm khi chúng ta già đi?

Hình ảnh được đăng tải bởi Luis Machado trên Unsplash

Nhờ “đồng hồ sinh học” tuyệt vời của phụ nữ nên khi họ già đi, nồng độ estrogen sẽ giảm dần. Lý do là số lượng tế bào trứng của nữ giới giảm khi già đi và kết quả là các nang trứng ngừng phát triển cũng như ngừng sản xuất nhiều estradiol (E2).

Sau khi mãn kinh (khi chu kỳ kinh nguyệt chấm dứt hoàn toàn), nồng độ E2 hoàn toàn giảm xuống. Đây là nguyên nhân gây ra các triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa, khô da và hay thay đổi tâm trạng. Trong thời kỳ tiền mãn kinh (dẫn đến mãn kinh), nồng độ E2 dao động lên xuống cũng có thể gây ra các triệu chứng đó.

May mắn thay, ngày nay liệu pháp thay thế hormone (HRT) là một trong những lựa chọn tuyệt vời để giảm các triệu chứng cho nhiều người trong thời kỳ tiền mãn kinh và sau mãn kinh.

Làm sao để biết nồng độ estrogen của bạn có đang bình thường không?

Trong thực tế, mức estrogen của nữ giới dao động trong suốt chu kỳ kinh nguyệt hoặc khi họ già đi và cũng phụ thuộc vào việc có đang dùng biện pháp tránh thai nội tiết tố không. Vì vậy mức độ “bình thường” của nồng độ estrogen sẽ liên tục thay đổi.

Hình ảnh được đăng tải bởi Artem Kovalev trên Unsplash

Nhưng estrogen lại siêu nhạy cảm và có thể dễ dàng mất cân bằng. Ví dụ chỉ một thay đổi nhỏ trong sinh hoạt, như bạn vừa bị “đá”, thì có thể ảnh hưởng tới nồng estrogen, khiến nó bị dao động. 

Do đó, cách để biết nồng độ estrogen của mình có đang bình thường hay không là đi xét nghiệm nội tiết tố ở bệnh viện.

Làm thế nào để tăng mức estrogen nếu đang quá thấp?

Đầu tiên, bạn phải xác định được nguyên nhân khiến nồng độ estrogen của mình bị thấp. Nếu bạn chưa tới thời mãn kinh, cũng không có bệnh lý tiềm ẩn và đang sống lành mạnh nhưng phải vật lộn với các triệu chứng estrogen thấp thì nên đi gặp bác sĩ để nhận được lời khuyên phù hợp.

Một số yếu tố về cách sống như hút thuốc, thiếu cân hoặc tập thể dục quá mức cũng có thể khiến nồng độ estrogen thấp hơn. Nếu bạn đang trải qua thời kỳ tiền mãn kinh hoặc mãn kinh, liệu pháp thay thế hormone (HRT) là một cách hiệu quả để cải thiện các triệu chứng của lượng estrogen thấp. 

Làm thế nào để giảm mức estrogen nếu đang quá cao?

Một lần nữa, bạn phải xác định được nguyên nhân khiến nồng độ estrogen của mình bị cao. Nhưng có một số thay đổi về cách sống sẽ giúp giảm nồng độ estrogen như hạn chế rượu (bởi rượu làm tăng nồng độ estrogen), giảm lượng caffeine, tập trung vào chế độ ăn uống thân thiện với estrogen nói chung như ăn nhiều chất xơ, cải thiện giấc ngủ và giảm mỡ thừa trong cơ thể.

Có cách nào để duy trì estrogen ở mức cân bằng không?

Chúng ta không thể tác động tới những yếu tố tự nhiên như mãn kinh, bệnh lý nhưng có thể kiểm soát cách sống để duy trì nồng độ estrogen, ví dụ như luôn ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên (không quá sức), giữ cân nặng ổn định…

Tóm lại những ý chính như sau

+ Estrogen đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người, đặc biệt ở những người có giới tính sinh học là nữ. 

+ Có rất nhiều loại estrogen khác nhau, nhưng loại chính ở nữ giới là estradiol (E2). E2 đóng một vai trò lớn trong việc điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt, khả năng sinh sản, ham muốn tình dục, sức khỏe làn da, sức khỏe tim mạch và mật độ xương.

+ Mức estrogen sẽ dao động trong suốt chu kỳ kinh nguyệt và cũng giảm một cách tự nhiên theo tuổi tác.

+ Mức estrogen dễ bị mất cân bằng và có thể do nhiều tình trạng sức khỏe tiềm ẩn, thuốc men và các yếu tố về chế độ ăn uống hoặc lối sống.

+ Estrogen dù thấp hay cao cũng đều ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Bạn có thể thay đổi lối sống để cải thiện mức estrogen nhưng cũng cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn các phương pháp điều trị khác và hiệu quả hơn.

Nguồn thông tin:

Estrogen: What Does It Do for the Body? (verywellhealth.com)

Oestrogen 101: Everything You Need to Know (hertilityhealth.com)

Bài viết liên quan
Chia sẻ
Sao chép link
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Tác giả: SEBT

“Sao quan hệ xong lại buồn?” – Có phải mình kỳ lạ quá không?

Có những lúc, quan hệ tình dục xong không hề tệ, thậm chí còn vui, thỏa mãn… Nhưng không hiểu sao, vài phút sau lại thấy buồn buồn, trống rỗng, muốn nép vào ai đó hoặc… khóc một mình.

Nếu bạn từng có cảm giác như vậy, thì bạn không hề lạ đời. Và càng không “quá nhạy cảm” đâu. Thật ra, khoa học có tên cho hiện tượng này: Postcoital Dysphoria – Tạm dịch là cảm giác buồn sau khi quan hệ.

Nó là gì vậy?

Đó là khi bạn cảm thấy buồn bã, cô đơn, hụt hẫng, thậm chí xa cách với người bên cạnh, dù trước đó mọi thứ đều consensual (tự nguyện) và có vẻ ổn.

Có người còn miêu tả là “như vừa bị rút hết năng lượng”, “trống rỗng khó hiểu”, “tưởng sẽ thấy gần gũi hơn, mà lại thấy lạc lõng”.

Hình ảnh từ freepik

Vì sao lại xảy ra?

1. Hormone rút như sóng biển

Khi “lên đỉnh”, cơ thể tiết ra hàng loạt hormone khiến bạn thấy vui vẻ, hưng phấn (oxytocin, dopamine, prolactin). Nhưng sau đó, tụt nhanh như sóng rút, khiến cơ thể cảm thấy chới với – kiểu như vừa được nâng lên rồi… thả rơi.

2. Tâm không khớp thân

Có những lúc mình quan hệ vì thân xác muốn, nhưng cảm xúc chưa thực sự sẵn sàng, hoặc không thấy đủ kết nối. Khi xác xong rồi, tâm mới “lên tiếng”: “Ủa, vậy là xong hả?”, “Mình có được thấy – hiểu – yêu – an toàn thật không?”.

3. Cảm xúc cũ ùa về

Đôi khi, những trải nghiệm cũ (tổn thương, bị động chạm không mong muốn, cảm giác bị bỏ rơi…) vẫn nằm đâu đó trong tiềm thức. Quan hệ tình dục – vốn là một trải nghiệm rất nhạy – có thể vô thức khơi lại những ký ức đó. Dù bạn không cố ý nhớ, cơ thể vẫn nhớ.

4. Kỳ vọng khác với thực tế

Bạn mong cuộc yêu sẽ khiến hai người gần gũi hơn, hay bạn hy vọng mình sẽ cảm thấy “được yêu hơn”. Nhưng nếu người kia quay lưng ngủ, hoặc không ai ôm ai nói gì, cảm giác hụt hẫng có thể ập tới.

Có gì sai với bạn không? Không hề

Cảm giác đó không phải dấu hiệu bạn có vấn đề. Nó chỉ cho thấy:

  • Bạn là người có hệ thần kinh cảm nhận sâu sắc.
  • Bạn cần sự kết nối thật sự, không chỉ là tiếp xúc cơ thể.
  • Bạn xứng đáng được yêu theo cách khiến bạn thấy an toàn và được thấu hiểu.

Hình ảnh từ freepik

Làm gì khi thấy buồn sau khi quan hệ?

  • Nhận ra rằng cảm giác đó không sai – nó là một phần của trải nghiệm sống.
  • Nhẹ nhàng trò chuyện với người yêu, nếu bạn cảm thấy đủ an toàn. Nói ra cảm xúc thật là cách chữa lành.
  • Ghi lại những lần cảm thấy buồn – có thể bạn sẽ nhận ra một kiểu sex, một kiểu quan hệ, hoặc một người nào đó luôn khiến mình buồn, còn kiểu khác thì không.
  • Nếu cảm giác này lặp đi lặp lại và ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần – bạn có thể cần một không gian trị liệu an toàn để hiểu và chữa lành sâu hơn.

Tóm lại

Không phải sex làm bạn buồn.

Mà là cơ thể bạn đang nhắc nhẹ: “Mình cần nhiều hơn thế – cần sự kết nối, yêu thương, và sự an toàn thật sự.”

Bài viết liên quan
Chia sẻ
Sao chép link
Tác giả: SEBT

Âm thanh lúc yêu – chỉ là phản xạ hay còn nhiều điều thú vị đằng sau?

Có bao giờ bạn thấy… mình hơi “ồn ào” khi đang enjoy chuyện ấy? Hoặc bạn để ý thấy người kia thỉnh thoảng thốt lên mấy âm nghe “phê hết cỡ”? 👂

Tin được không: mấy tiếng đó không hề “kỳ cục”, mà thật ra là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi cảm xúc lên cao đấy!

Cơ thể tự động “lên tiếng” khi sung sướng

Lúc cảm xúc dâng trào, tim đập nhanh, máu dồn về khắp nơi, hơi thở gấp gáp hơn, và bụp! – mình thốt ra tiếng rên, tiếng thở dốc mà… không cần suy nghĩ gì luôn. Đó là cơ thể nói “tôi đang cảm thấy rất đã nha!” 😌

Hình ảnh từ freepik

Một nghiên cứu lớn gần đây còn chỉ ra rằng: càng gần lúc “lên đỉnh”, âm thanh càng to, cao và rõ ràng – dù là nam hay nữ. Không ai “nhỏ nhẹ” mãi được đâu, tới lúc “bùng nổ” là… ai cũng như nhau cả 🤭

Âm thanh không chỉ bản năng – còn là cách kết nối

Nhiều bạn rên để tăng cảm xúc, để đối phương hiểu mình đang thích. Có người hơi ngại, sợ nghe “kỳ cục” nên cố nín. Nhưng nè, rên hay không là lựa chọn của mỗi người – miễn là cả hai thoải mái, tôn trọng nhau là được.

Thậm chí có giả thuyết cho rằng: càng rên, càng dễ lên đỉnh – vì vừa giải tỏa, vừa kích thích cảm xúc theo kiểu vòng xoáy tích cực 🎢

Hình ảnh từ freepik

Xã hội & văn hóa cũng ảnh hưởng nữa!

Có nơi cởi mở, xem việc rên rỉ là chuyện rất đỗi tự nhiên. Có nơi thì kín đáo, khiến nhiều người lo lắng “tiếng mình nghe có lạ không ta?”. Nhưng nếu hiểu đây là phản xạ sinh học, thậm chí giúp gắn kết cả hai người – thì biết đâu bạn sẽ tự tin rên hơn chút 😘

Tóm lại

Có âm thanh trong chuyện ấy là hoàn toàn bình thường – thậm chí còn giúp kết nối & thăng hoa hơn

Nếu cảm thấy an toàn và thoải mái, thì cứ “cất tiếng” theo cách bạn muốn.

Còn nếu đối phương rên, hãy đón nhận nó như một món quà cảm xúc – chứ đừng ngại ngùng hay đánh giá 😌

Bài viết liên quan
Chia sẻ
Sao chép link
Tác giả: SEBT

“Rên” có gì vui?

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều cặp đôi cho rằng âm thanh trong lúc “tùng dịch” như tiếng rên rỉ, lời thì thầm, hay hơi thở dồn dập lại khiến mọi thứ… cháy hơn hẳn!

Khi âm thanh trở thành gia vị yêu

Nghiên cứu cho thấy:

Phụ nữ biết rên – tức là phát ra âm thanh đúng lúc – không chỉ giúp đối phương dễ “về đích”, mà còn tăng khoái cảm và ham muốn cho chính mình.

Hình ảnh từ freepik

Bộ não “bật đèn xanh” khi nghe tiếng rên

  • “Ủa mình đang làm đúng nè!”
  • “Người ta đang tận hưởng thiệt sự.”
  • Và từ đó, cả hai cùng “thăng”.

Nhưng nếu quá im lặng thì sao?

Sự im lặng tuyệt đối dễ khiến đối phương… tụt mood. Nhiều người chia sẻ: nếu không nghe gì, họ cảm thấy thiếu kết nối và mất tự tin.

Hình ảnh từ freepik

Khoa học nói gì?

  • Cả hai cùng “rên” đúng lúc = “tùng dịch” viên mãn hơn
  • Âm thanh tự nhiên = hưng phấn tăng mạnh

Nếu bạn đang thấy “chuyện ấy” hơi nguội…

Thử rên nhẹ một chút xem 😏 Vì “nghe thấy khoái” cũng là một cách kết nối!

Bài viết liên quan
Chia sẻ
Sao chép link
Tác giả: SEBT

Yêu nhau chênh 30cm: Peter có lạc trôi? Cô bé có “đón sóng”?

Chuyện tình yêu mà chiều cao lệch nhau 25–30cm trở lên thì dễ thương thiệt đó. Đi ngoài đường ôm nhau là hết nước chấm. Nhưng mà, tới hồi về phòng… bắt đầu thấy hơi “lạ sóng”.

Peter thì cao nghều, cô bé thì thấp bé, mà tùng dịch thì cần… giao thoa đúng tầm. Không lẽ mỗi lần gần nhau là phải kê gối, chỉnh tư thế, đếm góc độ? Khoan đã, chưa tới mức đó đâu – chỉ cần hiểu cơ thể một chút, phối hợp một chút, và thêm chút chiêu là Peter và cô bé lại “kết nối vô cực”.

1. Chênh lệch chiều cao không phải án tử của đời sống gối chăn

Đừng nghĩ rằng yêu người quá cao hay quá thấp là “thiệt thòi” trong chuyện phòng the. Trái lại luôn:

  • Người cao thường có sức nâng đỡ tốt, bao trọn bạn như siêu anh hùng.
  • Người thấp thì dễ uốn cong, xoay trở, tạo nên những đường cong mê mẩn.
  • Vấn đề chỉ là: điểm tiếp xúc giữa Peter và cô bé dễ bị lệch, gây mỏi người, hụt cảm xúc, hoặc cảm giác “trật sóng” dù đang… rất có mood.

Hình ảnh từ unsplash

2. Vấn đề thật sự: góc chạm không khớp

Đây là lúc vật lý lên tiếng. Khi chênh nhau gần gang tay:

  • Peter thường cao hơn tầm đón của cô bé.
  • Một bên phải cúi – một bên phải rướn.
  • Có những hôm Peter “đâm chệch”, cô bé thì rát rát kiểu gì đó… hơi sai sai.

Và đó là lý do vì sao những cặp chênh chiều cao cần tinh chỉnh tư thế, thời gian dạo đầu và độ trơn chuẩn chỉnh hơn bình thường.

3. Dạo đầu – tưởng đủ rồi? Làm thêm 10% nữa bạn ơi

Đây là phần nhiều người chủ quan nhất. Dạo đầu không phải “thủ tục” – nó là phần quan trọng nhất để chuẩn bị cho cuộc yêu mượt mà.

Phụ nữ không có công tắc on/off. Muốn cô bé thực sự sẵn sàng đón Peter, cần phải đi qua các trạm:

  • Kích thích: người ấm lên, da nhạy cảm, cô bé hé nhẹ.
  • Hưng phấn: bắt đầu muốn nhiều hơn, phản ứng mạnh.
  • Rồi mới tới cực khoái – nếu kết nối đủ.

Mà quan trọng là: bạn nghĩ đã đủ dạo đầu? Làm thêm 10% nữa đi. Vì cái bạn nghĩ là “ổn rồi” nhiều khi với đối phương chỉ mới… giữa chừng.

Tips siêu xịn dành cho bạn:

  • Đừng nhào vô vùng tam giác ngay. Hãy đi đường vòng: tai, gáy, vai, đùi non, lưng, gót chân.
  • Dùng lời – nói nhẹ, gợi ý, trêu chọc, khen – đừng để im phăng phắc như đang thiền định.
  • Và đặc biệt, hãy để cô bé là người mời Peter vào, đừng ép.

Hình ảnh từ unsplash

4. Bôi trơn – nhỏ mà có võ

Chênh chiều cao thường kéo theo góc tiếp xúc không trơn tru, dễ làm cô bé bị căng, ma sát sai chỗ.

  • Nếu cơ thể chưa đủ ẩm – dùng gel gốc nước.
  • Đừng chỉ chấm chấm vài giọt – hãy massage nhẹ nhàng quanh vùng dưới bụng, đùi trong, và Peter nữa.
  • Mượt là điều kiện tiên quyết để trải nghiệm không bị đứt mood.

5. Những tư thế “cứu cánh” cho team lệch 30cm

a. Ngồi trên – người thấp làm chủ, Peter dễ lên đỉnh

  • Người thấp ngồi trên Peter (ghế, giường, sofa gì cũng được).
  • Chủ động độ sâu – góc – nhịp.
  • Người cao nằm dưới vừa khỏe, vừa… rên đúng bài.

b. Nằm nghiêng – spooning tình cảm, dễ kiểm soát

  • Cả hai nằm nghiêng cùng chiều.
  • Peter tiến vào từ phía sau – không cần nâng hông, không cần gồng vai.
  • Rất hợp cho những đêm yêu nhẹ nhàng, lâu lâu nhìn nhau… cười ngu.

c. Doggy “nâng cấp” – Peter đứng, cô bé trên giường

  • Cô bé quỳ trên giường, kê gối dưới bụng cho hông cao lên.
  • Peter không cần leo lên, mà đứng dưới đất, tận dụng chiều cao và giường làm bệ đỡ.
  • Kết quả? Vào chuẩn góc, sâu – chắc – không gồng.
  • Nếu giường thấp, có thể cho cô bé chống tay lên nệm, đầu gối dưới sàn – siêu cân bằng!

d. Sofa, ghế, bục gỗ – đồ gia dụng thành công cụ “tùng dịch”

  • Ghế sofa thấp giúp người thấp ngồi/nằm đúng tầm.
  • Peter đứng/quỳ phía trước là dễ dàng phối hợp.
  • Có ghế tình yêu thì càng tốt, nhưng không có cũng không sao – chỉ cần sáng tạo.

6. Những lợi thế không ai nói nhưng ai cũng thích

Chênh chiều cao trong tùng dịch thật ra có nhiều lợi thế bất ngờ:

  • Eye contact siêu cảm xúc – người thấp ngước lên, người cao cúi xuống: ánh mắt đụng nhau là “rụng”.
  • Hôn gáy, tai, trán dễ hơn bao giờ hết.
  • Tạo cảm giác được “ôm trọn” hay “bao phủ” – tăng kết nối thân mật, nhất là trong các tư thế úp thìa hay bế tường.

Hình ảnh từ freepik

7. Đừng cố giống nhau – hãy tìm cách hòa hợp

“Tình yêu không cần chiều cao đối xứng.

Peter và cô bé không cần “khít” về tầm vóc – chỉ cần đủ thấu hiểu, đủ tinh tế là vẫn sóng trùng sóng.

  • Giao tiếp: nói với nhau những gì bạn thấy – nghe – cảm.
  • Thử nghiệm: có hôm trật một chút, cười cái rồi làm lại – không sao cả.
  • Đặt mục tiêu là kết nối và tận hưởng, không phải “làm đúng kỹ thuật”.

Kết lại bằng một cái chớp mắt đáng yêu

Chênh lệch chiều cao không làm tình yêu bị chùng – chỉ khiến mình cần… lót thêm cái gối và lắng nghe nhau nhiều hơn.

Peter sẽ tìm được đường về nhà cô bé – miễn là bạn chịu dạo đầu kỹ, bôi trơn đủ, chọn tư thế đúng, và yêu nhau bằng tất cả sự vui vẻ & nhẹ nhàng có thể.

Bài viết liên quan
Chia sẻ
Sao chép link
Tác giả: SEBT

Sự Thật Trần Trụi: Tại Sao Porn Không Phải Là “Khóa Học Online” Về Chuyện Ấy

“Tại sao nhiều người trong chúng ta vẫn nghĩ rằng xem po.rn sẽ cải thiện được kỹ năng tình dục?” Đây không phải là một bài viết để phán xét hay chỉ trích. Thay vào đó, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích khoa học về cách por.n thực sự ảnh hưởng đến đời sống tình dục của bạn.

Chuyện Người Lớn Và Những Cái Bẫy “Mua Một Tặng Một”

Chào các “nhà nghiên cứu khoa học”!

Nếu bạn đang nghĩ rằng xem porn là cách học “yêu” hiệu quả nhất vì:

  • Miễn phí
  • Không cần đăng ký học
  • Có thể “nghiên cứu” bất cứ lúc nào
  • Nhiều “giáo trình” để lựa chọn

Thì xin chúc mừng – bạn đang tự biến mình thành nhân vật chính trong một bộ phim hài mà không hay biết. 

Hollywood Của “Chuyện Ấy”: Nơi Fantasy Đánh Bại Reality

  • Nghiên Cứu Thực Tế

Theo một nghiên cứu được công bố trên Journal of Sex Research (2019), 84% cảnh quay trong phim người lớn chứa ít nhất một hành vi không thực tế trong đời sống tình dục thực tế. Điều này bao gồm:

– 90% các tư thế được thiết kế cho góc máy

– 76% các phản ứng được phóng đại

– 92% bỏ qua các bước chuẩn bị quan trọng

– Mỗi cảnh quay trung bình mất 4-6 giờ để hoàn thành

– Có ít nhất 15 người trong phòng (đạo diễn, quay phim, ánh sáng…) – nghĩa là bạn đang xem một “buổi họp công ty” chứ không phải moment riêng tư

> “Po.rn không phải là tài liệu giáo dục – nó là sản phẩm giải trí được thiết kế để kích thích thị giác.” – Dr. Emily Nagoski, Come As You Are (2021)

  •  Những Tình Huống “Chỉ Có Trong Phim”
  • Phân Tích Chuyên Sâu

Làm việc với nhiều khách hàng, SEBT nhận thấy những người thường xuyên xem porn có xu hướng:

**Đánh giá sai về cơ thể:**

   – Tự ti về kích thước, hình dáng

   – Áp đặt tiêu chuẩn phi thực tế lên đối tác

   – Giảm sự tự tin trong quan hệ thực tế

**Hiểu sai về kỹ thuật:**

   – Tập trung quá mức vào “performance”

   – Bỏ qua yếu tố an toàn và thoải mái

   – Không hiểu đúng về sinh lý học cơ bản

Não Bộ Của Bạn Đang Bị “Catfish”

  • Khoa Học Nói Gì? (Phiên Bản Không Buồn Ngủ)

Nghiên cứu từ Cambridge cho thấy:

  • Dopamine – Tên Tội Phạm Đáng Yêu

Trước khi xem po.rn:  Dopamine là chú cún ngoan

Sau khi xem po.rn thường xuyên: Dopamine là con khủng long đòi ăn cả thế giới

  • Nghiên Cứu Về Não Bộ

Nghiên cứu từ Cambridge University (2021) cho thấy những thay đổi đáng kể trong cấu trúc não của người xem porn thường xuyên:

  • Hệ Quả Sinh Lý

Dựa trên dữ liệu từ 2,000 ca lâm sàng (Sexual Medicine Reviews, 2022):

– 67% nam giới dưới 35 tuổi gặp vấn đề rối loạn cương

– 58% báo cáo giảm ham muốn với đối tác thực

– 72% cần kích thích mạnh hơn để đạt khoái cảm

Giao Tiếp Trong Porn: Khi “Uhm” và “Ah” Là Ngôn Ngữ Chính Thức

  • Số Liệu Thống Kê

Nghiên cứu từ Archives of Sexual Behavior (2023) chỉ ra:

– 92% cảnh quay po.rn bỏ qua hoàn toàn quá trình thỏa thuận

– 88% không thể hiện bất kỳ hình thức giao tiếp nào

– 76% cảnh quay có yếu tố kiểm soát, bạo lực không thỏa thuận

  • Từ kinh nghiệm tư vấn của SEBT, những vấn đề phổ biến bao gồm:

**Thiếu Kỹ Năng Giao Tiếp:**

   – Không biết cách bày tỏ nhu cầu

   – Khó khăn trong việc đọc ngôn ngữ cơ thể

   – Bỏ qua tín hiệu từ đối tác

**Hiểu Sai Về Đồng Thuận:**

   – Cho rằng im lặng đồng nghĩa với đồng ý

   – Không hiểu và thiếu kiến thức về đồng thuận

   – Áp đặt mong muốn cá nhân

  • Thống Kê cho thấy

Archives of Sexual Behavior (2023) phân tích 1000 video và phát hiện:

Các Câu Thoại Phổ Biến Nhất:

1. “Oh yes!” (1,243 lần)

2. “Don’t stop!” (892 lần)

3. “Right there!” (756 lần)

Các âm thanh không thể viết ra (∞ lần)

  • Những Câu KHÔNG BAO GIỜ Xuất Hiện:

– “Anh/em thấy ổn không?”

– “Chỗ này đau quá”

– “Khoan, để em thay tư thế thoải mái hơn”

– “Anh ơi, em bị chuột rút!”

  • Tình Huống Thực Tế VS. Porn

Kỳ Vọng Và Thực Tế: Câu Chuyện Buồn Của Những Người Tin Vào “Movie Magic”

  •  Những Con Số Không Thể Tin Nổi

Khảo sát từ International Journal of Sexual Health (2023) với 5,000 người tham gia:

  •  Tác Động Tâm Lý

Cái nhìn sai lệch về hình ảnh cơ thể

   – Po.rn: Cơ bắp như Captain America

   – Thực tế: Cơ bắp như… người bình thường đi làm 8 tiếng/ngày

Hiểu lầm về sự thật trong tương tác sinh học

   – 78% đàn ông lo lắng về “thời lượng”

   – 82% phụ nữ áp lực về phản ứng

   – 100% mọi người đều quên mất rằng segg là để… vui vẻ, tận hưởng

  • Hậu Quả Tâm Lý

Dữ liệu từ Psychology Today (2023) cho thấy:

– 78% người trẻ cảm thấy không đủ tốt

– 65% có lo lắng sợ hãi trong quan hệ tình d.ục

– 82% so sánh bản thân với p.orn

Kết Nối Thực Sự: Không Phải Cứ Click Là Match

  • Khoa Học Về “Love Hormones”

Dr. Helen Fisher và team nghiên cứu về hormone hạnh phúc:

 Oxytocin – The Real MVP

– Oxytocin: hormone “yêu đương” tự nhiên, kết nối thể chất tăng oxytocin tự nhiên

– Po.rn: làm giảm độ nhạy với oxytocin

như đường hóa học, ngọt nhưng không tốt cho sức khỏe

– Thực tế: như mật ong tự nhiên, phải kiên nhẫn mới có

  • Giải Pháp “Không Đau Đớn”

Dựa trên nghiên cứu từ Sexual and Relationship Therapy (2023):

**Reset Dopamine:**

   – Detox digital 30 ngày

Ngày 1-3: “Mình không thể…”

Ngày 4-7: “Có lẽ mình có thể…”

Ngày 8+: “Tại sao mình không làm điều này sớm hơn?”

   – Tập trung vào kích thích tự nhiên

   – Xây dựng lại độ nhạy cảm

**Xây Dựng Kết Nối:**

   – Thực hành mindfulness trong tình dục

   – Tăng cường giao tiếp phi ngôn ngữ (dạo đầu, các hoạt động không thâm nhập)

   – Phát triển kết nối thân mật và giao tiếp lành mạnh

Đường Dài Mới Biết Ngựa Hay

Thay vì cố gắng trở thành “siêu sao” từ việc xem por.n, hãy:

**Học Hỏi Đúng Cách:**

   – Đọc sách và các nghiên cứu khoa học, đi từ sinh lý cơ thể lên đến các tầm cao mới.

   – Tham khảo ý kiến và tiếp nhận tư vấn từ chuyên gia >> https://forms.gle/r5nt2gBWKXteLbdq9

   – Tìm hiểu nghiên cứu về tâm lý và tâm lý cặp đôi

**Rèn Luyện Kỹ Năng:**

   – Tập trung vào giao tiếp

   – Hiểu về giải phẫu thực tế 

   – Học và nâng cao kỹ năng từ các chuyên gia >> https://short.com.vn/nrN2

**Xây Dựng Mối Quan Hệ:**

   – Đầu tư thời gian vào fore.play

   – Tạo không gian an toàn để thử nghiệm

   – Tôn trọng giới hạn của nhau

> “Tình dục bản chất thực sự không phải là một màn trình diễn mà là sự kết nối ” – Dr. Sue Johnson

Lời Khuyên Cuối:

– Porn không phải là “khóa học online” về tình dục

– Thực tế luôn đẹp hơn, nếu bạn cho nó cơ hội

– Và nhớ rằng: không ai trong đời thực nói “oh yes!” nhiều như vậy đâu!

**P.S.:** Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ cho những người bạn của mình. **

Bài viết liên quan
Chia sẻ
Sao chép link