Một hướng dẫn cơ bản về kiểm tra sức khỏe định kỳ

Tác giả: .Ngưn.

Trước đây người ta thường chỉ gặp bác sĩ khi bị bệnh hoặc sắp lìa đời. Ngày nay, việc chủ động phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe đang trở nên phổ biến khi mọi người được giáo dục nhiều hơn và đời sống vật chất cũng ngày càng được cải thiện. Mọi người ưu tiên tìm kiếm các lời khuyên về cách sống lành mạnh. Người ta tìm cách giảm nguy cơ mắc bệnh bằng việc duy trì chế độ ăn uống, cân nặng và hoạt động thể chất ở mức khỏe mạnh.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo mỗi người, dù khỏe mạnh hay có bệnh, cũng đều nên kiểm tra sức khỏe định kỳ tối thiểu 6 tháng 1 lần.

Vì sao chúng ta nên kiểm tra sức khỏe định kỳ?

Bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ kể cả khi thấy khỏe mạnh. Bởi việc này sẽ giúp bạn phát hiện các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn trước khi chúng phát triển xấu hơn. Phát hiện sớm tình trạng sức khỏe hoặc bệnh tật sẽ nâng cao tỷ lệ điều trị thành công. Ví dụ bệnh tiểu đường, nếu phát hiện sớm thì có thể tránh được các biến chứng nguy hiểm, gây tàn phế hay thậm chí là tử vong.

Lợi ích của việc kiểm tra và tầm soát sức khỏe định kỳ bao gồm:

+ Giảm nguy cơ mắc bệnh

+ Phát hiện sớm các tình trạng sức khỏe hoặc loại bệnh có khả năng đe dọa đến tính mạng

+ Tăng cơ hội điều trị và khỏi bệnh

+ Giảm chi phí chăm sóc sức khỏe

+ Giúp bạn đánh giá xem lối sống hiện tại có cần cải thiện điều gì không

Tần suất khám sức khỏe định kỳ như thế nào là hợp lý? 

Tần suất khám hoặc tầm soát thế nào sẽ tùy thuộc vào những yếu tố sau:

1. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn

Nếu bạn đã bị bệnh tiểu đường, cholesterol cao hoặc béo phì thì nên đi kiểm tra sức khỏe ít nhất 6 tháng một lần, bất kể tuổi tác bao nhiêu. Nếu gần đây bạn đã thực hiện các thay đổi đối với phương pháp điều trị thì tần suất được khuyến nghị cho các xét nghiệm là 3 tháng một lần.

Phụ nữ đang trong thời kỳ mãn kinh nên xét nghiệm máu và xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung ít nhất một lần trong năm để kiểm tra tỷ lệ mắc bệnh thiếu máu và ung thư cổ tử cung.

2. Tùy thuộc vào lối sống của bạn

Nếu bạn có thói quen hút thuốc, hay căng thẳng, thường ngồi bàn làm việc hơn 6 tiếng, thích ăn vặt fast food… thì có thể cần kiểm tra sức sức khỏe định kỳ 6 đến 12 tháng một lần để đề phòng những trường hợp khẩn cấp không lường trước được.

3. Tùy thuộc vào lịch sử sức khỏe của bạn

Nếu bạn từng bị ốm nặng dù chỉ một lần trong đời, bạn có thể phải đi kiểm tra sức khỏe ít nhất mỗi năm một lần, bất kể tuổi tác. Ví dụ nếu bạn đã từng bị vàng da, việc thực hiện LFT (kiểm tra chức năng gan) trở nên rất quan trọng để theo dõi sức khỏe của gan.

4. Tùy thuộc vào tiền sử sức khỏe gia đình của bạn

Nếu có người thân mắc các bệnh như tiểu đường, bệnh tim, một số loại ung thư thì nó có thể di truyền đến bạn. Trong những trường hợp như vậy, bạn nên tầm soát sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần 1 năm để theo dõi. Chỉ khi phát hiện sớm thì mới có thể bảo vệ sức khỏe của bạn khỏi những hậu quả nghiêm trọng. 

Khám sức khỏe định kỳ nên bao gồm những gì?

Dưới đây là một số xét nghiệm phổ biến cho các đối tượng. Nhưng bạn nên đi khám trước để bác sĩ có thể chỉ định các loại kiểm tra cụ thể dựa trên tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn.

1. Khám sức khỏe định kỳ cho người trưởng thành

Tầm soát các bệnh lây qua đường tình dục (STIs/STDs)

STDs/STIs chỉ nhóm bệnh lây lan qua đường tình dục, phổ biến nhất phải kể đến là chlamydia, HPV, giang mai, bệnh lậu, sùi mào gà, HIV, trichomoniasis, herpes. Bất kỳ ai từng hoạt động tình dục, dù chỉ một lần, cũng đều có khả năng mắc những bệnh này. 

Hình ảnh được đăng tải bởi Nguyễn Hiệp trên Unsplash

Hơn nữa, STDs/STIs thường không có biểu hiện triệu chứng cụ thể mà phần lớn khi phát hiện thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng. Lúc này, việc điều trị trở nên tốn kém và mất nhiều thời gian hơn, chưa kể một số bệnh còn để lại biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Ví dụ chlamydia và bệnh lậu là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm vùng chậu (PID) và vô sinh ở phụ nữ. Giang mai nếu không kịp thời phát hiện và điều trị mà để nó phát triển đến giai đoạn cuối thì có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như điếc tai, mù lòa, bị bại liệt, làm hỏng hệ thần kinh, não và các cơ quan khác…

Cũng vì đặc tính không để lại triệu chứng cụ thể của nhóm bệnh STIs/STDs nên có hơn 1 triệu ca mắc mới mỗi ngày trên toàn thế giới, phần lớn trong số đó là không có triệu chứng (Theo số liệu của WHO [1]).

Vì vậy, khám sức khỏe định kỳ cũng cần bao gồm tầm soát STDs/STIs nếu bạn đã hoạt động tình dục để giúp bạn luôn cập nhật tình trạng sức khỏe và kịp thời thông báo đến bạn tình nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra. 

Hơn nữa, nếu bạn bắt đầu mối quan hệ cam kết 1:1 với ai đó, hai bạn nên cùng làm xét nghiệm STIs sớm trước khi quan hệ tình dục để giảm nguy cơ một trong hai lây nhiễm cho nhau. Điều này đặc biệt cần thiết khi hai bạn đang đến giai đoạn cân nhắc ngừng sử dụng bao cao su. 

Dưới đây là khuyến cáo tầm soát/xét nghiệm STIs của CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ), cập nhật năm 2021 [2]:

+ Tất cả người lớn và thanh thiếu niên, từ 13 đến 64 tuổi nên xét nghiệm HIV ít nhất 1 lần.

+ Tất cả phụ nữ dưới 25 tuổi từng quan hệ tình dục nên xét nghiệm chlamydia và lậu hàng năm. Phụ nữ từ 25 tuổi trở lên có các yếu tố gây nguy cơ nhiễm STIs cao như có bạn tình mới, có nhiều bạn tình hoặc bạn tình bị nhiễm STIs cũng nên xét nghiệm chlamydia và lậu hàng năm.

+ Phụ nữ đang mang thai nên xét nghiệm giang mai, HIV, viêm gan B và viêm gan C từ đầu thai kỳ. Người có nguy cơ bị nhiễm trùng cao cũng nên bắt đầu xét nghiệm chlamydia và bệnh lậu sớm trong thai kỳ. 

+ Tất cả người đồng tính nam, song tính và những đàn ông khác có quan hệ tình dục đồng giới nên được kiểm tra:

• Ít nhất 1 năm 1 lần đối với giang mai, chlamydia và bệnh lậu. Người có nhiều bạn tình hoặc thường lên giường với người lạ (như tình một đêm) nên kiểm tra thường xuyên hơn (ví dụ từ 3 đến 6 tháng 1 lần).

• Ít nhất 1 năm 1 lần đối với HIV, và tốt nhất là nên xét nghiệm thường xuyên (ví dụ từ 3 đến 6 tháng 1 lần).

• Ít nhất 1 năm 1 lần đối với viêm gan C, nếu sống chung với HIV.

+ Bất kỳ ai thực hiện những hoạt động tình dục dễ khiến họ có nguy cơ lây nhiễm (ví dụ quan hệ luôn không dùng bao cao su, quan hệ với gái bán hoa) hoặc dùng chung dụng cụ tiêm chích ma túy thì nên xét nghiệm HIV ít nhất 1 năm 1 lần.

+ Những người đã quan hệ tình dục bằng miệng và hậu môn nên nói chuyện với bác sĩ để cân nhắc xét nghiệm cổ họng và trực tràng.

Các xét nghiệm STIs/STDs bao gồm:

+ Xét nghiệm Chlamydia, bệnh lậu: xét nghiệm này sẽ được thực hiện qua nước tiểu hoặc bằng tăm bông bên trong dương vật của nam giới hoặc cổ tử cung của nữ giới. 

+ Xét nghiệm bệnh viêm gan B và C: xét nghiệm này sẽ được thực hiện bằng cách lấy mẫu máu kiểm tra trong phòng thí nghiệm.

+ Xét nghiệm bệnh giang mai: xét nghiệm này sẽ được thực hiện bằng cách lấy máu hoặc tăm bông trên bất kỳ vết loét sinh dục nào.

+ Xét nghiệm Herpes 1 và 2: xét nghiệm này sẽ được thực hiện bằng cách lấy một mô nhỏ hoặc nuôi cấy mụn nước/vết loét. Xét nghiệm máu cũng có thể dùng để phát hiện herpes nhưng không phải kết quả lúc nào cũng đúng mà sẽ phụ thuộc vào độ nhạy của xét nghiệm và giai đoạn nhiễm trùng.

+ Xét nghiệm HIV: virus sẽ được tìm thấy trong máu hoặc nước bọt nên xét nghiệm này sẽ được bác sĩ thực hiện trong phòng thí nghiệm.

Về mức giá thì tùy vào mức độ xét nghiệm và nơi bạn xét nghiệm sẽ có các mức khác nhau, nếu làm theo gói thì có thể mức giá đến trên 3 triệu ở các bệnh viện tư, ở các bệnh viện công có thể thấp hơn, trên dưới 2 triệu.

Địa chỉ xét nghiệm STIs/STDs uy tín ở TP.HCM:

1. Bệnh viện Da liễu (Quận 3)

2. Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM (Quận 5)

3. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới (Quận 5)

4. Bệnh viện Hòa Hảo (Quận 5)

5. Phòng khám chuyên khoa da liễu Saigon Safe – Chuyên điều trị các bệnh lý STI’s (Quận 10)

Địa chỉ xét nghiệm STIs/STDs uy tín ở Hà Nội:

1. Bệnh viện Da liễu Trung ương (Đống Đa)

2. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (Đống Đa)

3. Bệnh viện Da liễu Hà Nội 

4. Bệnh viện Quân đội 108 (Hai Bà Trưng)

5. Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn (Ba Đình)

Kiểm tra sức khỏe tim mạch

Kiểm tra sức khỏe tim mạch có thể bao gồm:

Hình ảnh được đăng tải bởi National Cancer Institute trên Unsplash

+ Huyết áp: hãy kiểm tra huyết áp 2 năm 1 lần nếu nó bình thường, bạn dưới 40 tuổi và không có tiền sử gia đình bị huyết áp cao. Hãy kiểm tra hàng năm nếu bạn trên 40 tuổi, huyết áp của bạn ở mức cao hoặc bạn có tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị huyết áp cao, đột quỵ, đau tim.

+ Xét nghiệm máu: kiểm tra mức cholesterol và chỉ số mỡ máu Triglycerid. Nếu kết quả ở mức độ cao thì có thể cho thấy bạn sẽ tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm cả bệnh tim. Nếu bạn trên 45 tuổi, bạn nên thực hiện các xét nghiệm máu này 5 năm một lần. Nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh tim cao và có tiền sử gia đình, bạn nên kiểm tra hàng năm từ 40 tuổi trở lên. Ngoài ra, xét nghiệm máu cũng cho bạn biết bạn có bị thiếu máu không, cơ thể có đang trong tình trạng nhiễm trùng không, chức năng đông máu có bình thường không, chức năng gan thận thế nào…

+ Điện tâm đồ (ECG): đây là một xét nghiệm y tế không xâm lấn và không đau, giúp phát hiện các bất thường về tim bằng cách đo hoạt động điện do tim tạo ra khi tim co bóp.

+ Xét nghiệm béo phì – thừa cân. Bạn nên kiểm tra chỉ số BMI và số đo vòng eo của bạn 2 năm một lần. Nếu bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường thì nên kiểm tra cân nặng thường xuyên hơn.

Kiểm tra sức khỏe cho bệnh tiểu đường

Các xét nghiệm bệnh tiểu đường bao gồm xét nghiệm lượng đường trong máu lúc đói, đo lượng đường trong máu sau khi nhịn ăn (tức là không ăn trong một khoảng thời gian). Vì vậy xét nghiệm này thường được thực hiện trước khi bạn ăn sáng. 

Các yếu tố rủi ro đối với bệnh tiểu đường loại 2 bao gồm:

+ Tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường

+ Bị tiền đái tháo đường (tình trạng bệnh lý khi nồng độ đường huyết của bạn cao hơn bình thường nhưng chưa đạt đến tiêu chí đủ để chẩn đoán đái tháo đường)

+ Trên 55 tuổi

+ Bị thừa cân hoặc béo phì

+ Huyết áp cao

+ Cholesterol trong máu cao

+ Hút thuốc

+ Thói quen ăn uống không lành mạnh

+ Có lối sống ít hoặc không vận động

+ Từng có tiền sử bị đau thắt ngực, đau tim hoặc đột quỵ

Nếu bạn có những yếu tố rủi ro trên thì nên tầm soát mỗi năm 1 lần.

Xét nghiệm nước tiểu

Thông qua phân tích các thông số nước tiểu, bác sĩ sẽ xác định xem bạn có viêm nhiễm đường tiết niệu hoặc mắc các bệnh lý về thận hay không.

Chẩn đoán hình ảnh

Danh mục này sẽ gồm chụp phim X-quang tim phổi phát hiện sớm các tổn thương ở phổi cùng các vấn đề liên quan đến tim, lồng ngực.

Ngoài ra, tùy vào tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn mà bác sĩ sẽ chỉ định thêm chụp X-quang ở các bộ phận khác trên cơ thể.

2. Khám sức khỏe bổ sung cho nữ giới

Riêng ở nữ giới (giới tính sinh học) thì ngoài các xét nghiệm chung cho người trưởng thành ở trên, nữ giới sẽ làm thêm các xét nghiệm bổ sung như:

Tầm soát ung thư vú

Hiệp hội Bác sĩ Hoa Kỳ (ACP) đưa ra các khuyến nghị chung sau đây cho những phụ nữ có nguy cơ ung thư vú ở mức trung bình [3]:

+ Phụ nữ từ 40 đến 49 tuổi: Bạn không nên chụp nhũ ảnh hàng năm nhưng nếu muốn, bạn có thể thảo luận với bác sĩ.

+ Phụ nữ trong độ tuổi từ 50 đến 74: Nên chụp nhũ ảnh mỗi năm một lần.

+ Phụ nữ trong độ tuổi từ 75 trở lên: Không còn khuyến khích chụp nhũ ảnh.

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) lại có khuyến nghị sau [4]:

+ Phụ nữ từ 40 tuổi nên tầm soát ung thư vú hàng năm nếu có nhu cầu

+ Phụ nữ từ 45 tuổi nên bắt đầu tầm soát ung thư vú hàng năm

+ Phụ nữ từ 55 tuổi nên tầm soát ung thư vú 2 năm 1 lần

Các khuyến nghị về chụp nhũ ảnh sẽ khác nhau tùy vào mỗi người nên tốt nhất là bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ là có nên chụp nhũ ảnh thường xuyên không.

Xét nghiệm Pap hoặc HPV

Hình ảnh được đăng tải bởi JESHOOTS.COM trên Unsplash

2 xét nghiệm này dùng để sàng lọc ung thư cổ tử cung. Về tần suất, bạn nên đi xét nghiệm bao nhiêu lần thì còn tùy thuộc vào độ tuổi, tiền sử bệnh và kết quả xét nghiệm Pap hoặc HPV gần đây nhất. Nhìn chung thì:

+ Nếu bạn từ 21 đến 24 tuổi: bạn có thể chọn làm xét nghiệm Pap 3 năm 1 lần hoặc đợi cho đến khi đủ 25 tuổi thì mới bắt đầu xét nghiệm.

+ Nếu bạn từ 25 đến 65 tuổi: hãy làm xét nghiệm HPV 5 năm 1 lần hoặc xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV cùng nhau trong 5 năm 1 lần. 

+ Nếu bạn trên 65 tuổi: bạn có thể không cần xét nghiệm Pap/ HPV nữa.

Khám phụ khoa

Khám phụ khoa sẽ tập trung kiểm tra sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục của nữ giới. Qua đó, bạn sẽ sớm phát hiện các thay đổi bất thường liên quan đến đường sinh dục, bệnh lý cơ quan sinh sản.

Thông thường, phụ nữ chỉ đi khám phụ khoa khi có những triệu chứng như ngứa rát ở vùng kín. Rất ít người chủ động đi khám phụ khoa định kỳ, chủ quan nghĩ mình không có triệu chứng gì thì không cần đi kiểm tra, hoặc vì tâm lý ngại ngùng nên không muốn đi khám.

Nhưng cách nghĩ này lại không tốt cho sức khỏe sinh sản của nữ giới. Bởi có những trường hợp bệnh tưởng chừng vô hại hoặc không biểu hiện triệu chứng rõ ràng, để đến khi bệnh phát triển nặng, người bệnh phát hiện trễ thì căn bệnh đã gây ra viêm nhiễm nặng, dẫn tới các tình trạng như u xơ tử cung, ảnh hưởng đến khả năng mang thai và sinh con. Trường hợp tệ nhất là dẫn đến vô sinh và tử vong.

Những mầm bệnh âm thầm phát triển trong cơ thể người chỉ có thể được phát hiện khi đi kiểm tra ở bệnh viện. Càng phát hiện sớm chừng nào, tỷ lệ điều trị và khỏi bệnh càng cao chừng ấy.

Vì vậy, mỗi bạn nữ cần chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân bằng cách đi khám phụ khoa định kỳ tối thiểu 6 tháng 1 lần.

Khám phụ khoa sẽ bắt đầu bằng việc bác sĩ thăm khám lâm sàng (hỏi tình trạng mối quan hệ, tiền sử bệnh, chu kỳ kinh nguyệt…), sau đó thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra như soi tươi – nhuộm huyết trắng, siêu âm bụng, soi cổ tử cung, tầm soát ung thư cổ tử cung…

Bằng cách này, bác sĩ có thể phát hiện:

+ Các tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn, virus hoặc nấm men gây ra.

+ Các dị dạng đường sinh dục có thể ảnh hưởng đến việc mang thai và sinh con (tử cung có vách ngăn, tử cung 2 sừng…)

+ Các bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh sản (viêm cổ tử cung, u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, u nang buồng trứng…)

+ Tổn thương tiền ung thư (cổ tử cung, nội mạc tử cung). Kiểm tra này vô cùng quan trọng, vì nếu phát hiện sớm có thể điều trị khỏi, còn nếu phát hiện trễ thì việc điều trị không những tốn kém mà còn không hiệu quả, có thể gây tử vong.

Khám phụ khoa sẽ bao gồm các bước cơ bản sau:

1. Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ hỏi thông tin cá nhân (gồm tuổi tác, cân nặng, tình trạng hôn nhân, đã từng quan hệ chưa…), tiền sử bị bệnh hoặc các dấu hiệu bất thường mà bệnh nhân cảm thấy.

2. Khám âm đạo: Bác sĩ sẽ quan sát âm đạo xem có gì bất thường không bằng cách đưa mỏ vịt vào bên trong âm đạo. Nếu nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh phụ khoa thì sẽ lấy mẫu dịch âm đạo hoặc tế bào. 

Với những bạn đã quan hệ hoặc có gia đình, bác sĩ sẽ siêu âm đầu dò để kiểm tra toàn bộ cơ quan sinh dục. Còn với những bạn chưa quan hệ thì bác sĩ sẽ dùng phương pháp siêu âm vùng bụng.

3. Xét nghiệm dịch âm đạo: Từ dịch âm đạo lấy được trong lúc soi âm đạo bằng mỏ vịt, bác sĩ sẽ đem đi xét nghiệm để xem bạn có mắc các bệnh viêm đạo không.

4. Khám tử cung: Bác sĩ có thể dùng tay sờ nắn vùng bụng để xác định vị trí, kích thước của tử cung hoặc siêu âm để xác định cấu trúc, tình trạng của tử cung, cổ tử cung, buồng trứng và ống dẫn chứng.

5. Tư vấn điều trị: Sau khi đã khám tổng quát và có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ kết luận tình trạng của bạn và tư vấn phương pháp điều trị thích hợp.

Địa chỉ khám phụ khoa uy tín ở TP. Hồ Chí Minh:

1. Bệnh viện Từ Dũ (Quận 1)

2. Bệnh viện Hùng Vương (Quận 5)

3. Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM (Quận 5)

4. Bệnh viện phụ sản Mekong (Quận Tân Bình)

5. Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (Quận 5)

Khám sức khỏe bổ sung cho nam giới

Nếu nữ giới có khám phụ khoa thì ở nam giới là khám nam khoa. Cũng tương tự với nữ giới, mục đích khám nam khoa là để kiểm tra sức khỏe sinh sản, sinh lý của phái mạnh. Nhưng nhiều người vẫn còn mang tâm lý e dè, ngại ngùng, dù vùng kín hoặc trong lúc sinh hoạt chuyện “chăn gối” có dấu hiệu bất thường thì cũng không muốn đi khám mà tự mình tìm hiểu hoặc tự chẩn đoán bằng kinh nghiệm cá nhân, bằng Google. 

Hình ảnh được đăng tải bởi Austin Distel trên Unsplash

Điều này không có lợi cho sức khỏe vì chỉ khi được thăm khám, kiểm tra thì mới chẩn đoán được đúng bệnh và điều trị dứt điểm. Không ít trường hợp giấu giếm hoặc làm theo hướng dẫn trên mạng (chưa qua kiểm nghiệm) khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng, không những “tiền mất tật mang” mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản (dẫn đến vô sinh) hay thậm chí là tử vong.

Chuyện đi nam khoa cũng bình thường như việc bạn đi nha sĩ để khám chiếc răng đau. Nó không thể hiện giá trị hay phong độ đàn ông của bạn mà biểu thị bạn biết cách chăm sóc sức khỏe.

Nhìn chung, khám nam khoa sẽ gồm 3 nhóm chính sau:

1. Khám tổng quát: Bác sĩ sẽ hỏi thăm các thông tin cá nhân cơ bản như tuổi tác, tình trạng mối quan hệ, bạn từng quan hệ chưa, tiền sử bệnh tật liên quan đến vùng sinh dục, các dấu hiệu, triệu chứng, các loại thuốc đã và đang dùng… Bằng những thông tin này, bác sĩ có thể đưa ra những đánh giá cơ bản về tình trạng sức khỏe của bạn và chỉ định các xét nghiệm cụ thể.

2. Khám cơ quan sinh dục: Bác sĩ sẽ kiểm tra bên ngoài cơ quan sinh dục của nam giới để xem dương vật có dấu hiệu gì bất thường không (vết loét, mụn rộp, nổi hột, khối u…)? 

3. Xét nghiệm nam khoa: Đây là bước vô cùng quan trọng để chẩn đoán bệnh lý cũng như kiểm tra tình trạng sức khỏe sinh sản của nam giới. Thông thường, bác sĩ sẽ dựa vào hai bước trên để đưa ra chỉ định xét nghiệm thích hợp nên không phải mọi bệnh nhân đi khám nam khoa cũng đều được nhận các xét nghiệm giống nhau. Dưới đây là một số xét nghiệm phổ biến:

+ Xét nghiệm tinh dịch: là xét nghiệm lấy mẫu tinh dịch của bệnh nhân để phân tích tinh dịch đồ. Phân tích này sẽ cho thấy chính xác khả năng sinh sản của nam giới, đưa ra các thông số về số lượng tinh trùng, hình dáng, khả năng di chuyển…

+ Xét nghiệm hormone: là xét nghiệm định lượng hormone testosterone cùng các hormone liên quan đến khả năng sinh lý, quá trình sản xuất tinh trùng.

+ Xét nghiệm kháng thể kháng tinh trùng: thông thường cơ thể nam giới sẽ có những kháng thể bất thường chống lại chính tinh trùng của bản thân. Chúng sẽ tấn công tinh trùng, ngăn cho tinh trùng bơi đến trứng. Do đó, nhiều nam giới dù sản xuất tinh trùng bình thường nhưng vẫn không thể thụ thai. Những kháng thể này cũng là một nguyên nhân khiến nam giới bị vô sinh.

+ Xét nghiệm máu, nước tiểu: dùng để kiểm tra chỉ số sức khỏe hoặc có đang nhiễm mầm bệnh nào trong người không.

Địa chỉ khám nam khoa uy tín ở TP. Hồ Chí Minh:

1. Bệnh viện Bình Dân (Quận 3)

2. Bệnh viện Từ Dũ (Quận 1)

3. Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM (Quận 5)

4. Bệnh viện Gia Định (Quận Bình Thạnh)

5. Bệnh viện Nhân dân 115 (Quận 10)

Địa chỉ khám nam khoa uy tín ở Hà Nội:

1. Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội (cụm chi nhánh Hoàng Mai)

2. Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Việt Bỉ (Thanh Xuân)

3. Trung tâm Nam học – Bệnh viện Việt Đức (Quận Hoàn Kiếm)

4. Trung tâm Y khoa số 1 – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (Quận Đống Đa)

Vài lưu ý khi khám sức khỏe định kỳ

Bạn cần lưu ý những điều sau trước khi đi khám sức khỏe định kỳ:

+ Không ăn sáng, không uống nước ngọt hoặc chất có chứa caffeine. Chỉ được uống nước lọc để kết quả xét nghiệm máu và nước tiểu được chính xác nhất.

+ Nếu có siêu âm bụng thì bạn nên uống nhiều nước và nhịn tiểu cho tới khi siêu âm bụng xong.

+ Nếu có nội soi dạ dày thì cần nhịn ăn trước khi nội soi.

Lưu ý khi đi khám phụ khoa dành cho nữ giới:

+ Không cần quá lo lắng, căng thẳng; bác sĩ hỏi thế nào thì bạn cứ trả lời đúng như thế đấy. Trả lời mông lung, vòng vo, che giấu chỉ khiến cuộc thăm khám mất thời gian hơn.

+ Không đi khám lúc đang “rụng dâu” mà chờ khi sạch kinh từ 3 đến 5 ngày rồi hãy đi.

+ Không quan hệ trong vòng 48 tiếng trước khi đi khám.

+ Không dùng dung dịch vệ sinh, thuốc đặt âm đạo trong vòng 72 giờ trước khi khám; cũng không được thụt rửa âm đạo.

+ Mặc trang phục thoải mái, dễ thay để tiện cho việc thăm khám.

Lưu ý khi đi khám nam khoa dành cho nam giới:

+ Không nên e ngại mà hãy chuẩn bị tâm lý thoải mái, cởi mở nói những vấn đề mà bạn đang gặp phải. Bác sĩ là người nghe để chẩn đoán bệnh chứ không phán xét bạn bất cứ điều gì. Chỉ có cởi mở, thẳng thắn thì công cuộc thăm khám sẽ chính xác hơn, tiết kiệm thời gian hơn.

+ Không uống nhiều nước trước khi đi khám

+ Không quan hệ hoặc kiêng thủ dâm khoảng từ 5 đến 7 ngày trước khi khám nam khoa, đặc biệt nếu vấn đề liên quan đến rối loạn cương dương hoặc vô sinh.

Các nguồn thông tin trong bài:

[1] Sexually transmitted infections (STIs) (who.int) 

[2] Which STD Tests Should I Get? | Prevention | STDs | CDC 

[3] http://doi.org/10.7326/M18-2147 

[4] ACS Breast Cancer Screening Guidelines 

How Often Should You Get Routine Checkups at the Doctor? (healthline.com)

Khám phụ khoa gồm khám những gì | PK BV Đại học Y Dược 1 (umcclinic.com.vn) 

Khám phụ khoa là khám những gì? | Vinmec 

Khám nam khoa gồm những gì và gợi ý cơ sở uy tín | Medlatec

Bài viết liên quan
Chia sẻ
Sao chép link
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Tác giả: .Ngưn.

5 cách tăng lưu lượng máu đến “cậu bé” để cương mạnh hơn

Cơ chế hoạt động của dương vật khá đơn giản: lưu lượng máu sẽ chảy đến “cậu bé” vào đúng thời điểm để cậu cương cứng và hành sự. Sau khi xong việc, lưu lượng máu rút về; “cậu bé” nghỉ ngơi trong hình dạng ban đầu.

Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu lúc đang cần mà lưu lượng máu không chảy đến hoặc chảy quá chậm?

Bạn có thể gặp chứng rối loạn cương dương – tình trạng dương vật không cương cứng lên được hoặc không đủ cương để thực hiện quá trình thâm nhập. Một vấn đề mà gần 1/3 nam giới phải đau đầu đối mặt hiện nay. 

Ở bài viết này, SEBT sẽ gợi ý 5 cách tăng lưu lượng máu đến “cậu bé” để cương mạnh hơn, giúp bạn dễ dàng hành sự. Tất nhiên nếu bạn thật sự đang gặp chứng rối loạn cương dương thì những cách này chỉ là hỗ trợ. Bạn vẫn phải đến gặp bác sĩ để tiếp nhận điều trị phù hợp.

Cách 1: Giảm căng thẳng

Căng thẳng gây ra phản ứng bẩm sinh trong cơ thể là khiến mạch máu co lại và dẫn tới huyết áp cao.

Nó cũng làm tăng hệ thống thần kinh giao cảm, làm giảm lưu lượng máu đến các phần phụ ngoại vi, bao gồm cả dương vật. Mà máu giảm lưu thông tới thì “cậu bé” sẽ khó cương lên.

Điều này cũng cho thấy mối quan hệ giữa sức khỏe tinh thần và sức khỏe tình dục. Bạn gặp căng thẳng nhiều, lưu lượng máu giảm xuống thì càng khó cương cứng.

Nhưng không chỉ xuất hiện mỗi vấn đề cương cứng. Tác giả của bài nghiên cứu này còn cho thấy căng thẳng ảnh hưởng nhiều đến các chức năng tình dục khác như giảm ham muốn.

Hình ảnh được đăng tải bởi Joel Overbeck trên Unsplash

Do đó, cách giải quyết chính là cố gắng giảm bớt mức độ căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng nói thì dễ hơn làm, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế đang diễn ra như hiện nay.

Dù vậy, chúng ta vẫn phải cố gắng tìm cách giải quyết, không chỉ để lấy lại phong độ giường chiếu mà còn giúp sức khỏe tinh thần được tốt hơn. SEBT khuyến khích bạn bắt đầu từ những hành động đơn giản như tập thiền và tập thở (có hướng dẫn đúng) sẽ giúp điều hòa lưu lượng máu trong cơ thể bạn.

Cách 2: Giữ mức cân nặng hợp lý

Cân nặng của bạn sẽ ảnh hưởng đến:

+ Sức khỏe tim mạch, tức độ lưu thông máu

+ Mức testosterone

+ Khả năng duy trì sự cương cứng

Cho nên khi bạn tăng cân thì sẽ ảnh hưởng tới phong độ của bạn lúc trên giường.

Cơ thể bạn vận hành một hệ thống hiệu quả với động cơ ở trung tâm (là trái tim đó). Động cơ hoạt động 24 giờ và không ngừng đẩy máu đi khắp cơ thể bạn.

Nhưng nếu cân nặng tăng lên thì nó phải làm việc vất vả hơn một chút vì các mạch máu ở đây có thể mỏng đi. Đây là lý do tại sao bác sĩ khuyên bạn nên duy trì trong khung cân nặng khỏe mạnh.

Và đây cũng là lý do tại sao nó liên quan đến rối loạn chức năng tình dục.

Một nghiên cứu năm 2005 này cho thấy: cân nặng của bạn ảnh hưởng nặng nề đến chứng rối loạn cương dương. Đàn ông béo phì hoặc thừa cân có nhiều khả năng phải đối mặt với các vấn đề về hoạt động tình dục, khả năng cương cứng và có mức testosterone thấp do các yếu tố khác liên quan đến cân nặng.

Do đó, bạn nên duy trì mức cân nặng hợp lý, giúp bạn tự tin hơn về hình ảnh cơ thể lẫn sức khỏe sinh lý khi ở trên giường. 

Cách 3: Chọn lọc những thứ bạn ăn

Tiếp tục phần cân nặng ở trên, chúng ta sẽ thử phác thảo một chế độ ăn gồm các loại thực phẩm giúp cải thiện lưu lượng máu. Chúng cũng có tác dụng lâu dài trong việc cung cấp cho bạn các loại vitamin lành mạnh cần thiết cho đời sống tình dục.

Bởi những gì bạn đưa vào cơ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phong độ của bạn khi trên giường. Ví dụ một nghiên cứu cho thấy magie có thể giúp bạn tăng thời gian xuất tinh.

Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm giúp bạn đạt được điều tương tự:

+ Chocolate đen: chứa anandamide, một hợp chất giúp cải thiện tâm trạng, kết hợp với đặc tính chống oxy hóa sẽ làm tăng lưu lượng máu đến dương vật, giúp bạn cương cứng lâu hơn và hỗ trợ điều trị chứng rối loạn cương dương.

+ Trà xanh: là chất chống oxy hóa tự nhiên, giúp điều hòa việc cung cấp máu đến cơ quan sinh dục và duy trì sự cương cứng. Uống trà xanh thường xuyên có thể tác động lớn đến sức khỏe tình dục nói chung.

+ Cá béo: chứa nhiều Omega-3, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch tổng thể.

+ Hạt bí ngô: chứa nhiều kẽm và Omega-3 lành mạnh, giúp ích cho hoạt động tình dục của nam giới nói riêng. 

+ Bơ: chứa vitamin B, K, C, cũng như nhiều chất xơ và protein, giúp điều chỉnh lưu lượng máu đến các cơ quan để hoạt động tốt hơn. 

+ Lựu: là chất chống oxy hóa tự nhiên, giúp cải thiện lưu lượng máu. 

+ Thịt bò: là nguồn cung cấp kẽm tự nhiên, đồng thời chứa axit béo giúp tăng cường sức khỏe tình dục. Nhưng bạn chỉ nên ăn với lượng vừa phải thôi vì suy cho cùng, thịt bò là loại thịt đỏ không tốt cho cơ thể nếu tiêu thụ quá nhiều.

+ Tỏi và nhân sâm. Nhân sâm giúp thực hiện rất nhiều chức năng cốt lõi của cơ thể: tim mạch, thần kinh trung ương và trao đổi chất. Tất cả những yếu tố này đều có tác dụng điều trị rối loạn cương dương. Tỏi cũng có tác dụng tương tự. Nó có đặc tính hạ huyết áp, đảm bảo huyết áp của bạn được điều hòa và cải thiện sức khỏe tình dục.

Cách 4: Tập thể dục thường xuyên để cải thiện lưu lượng máu

Hình ảnh được đăng tải bởi Alexander Redl trên Unsplash

Ai cũng biết tập thể dục có lợi cho cơ thể. Riêng với vấn đề cải thiện lưu lượng máu chảy tới dương vật thì không thể thiếu sự góp mặt của thể dục. Kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý nữa là “cậu nhỏ” sẽ cảm ơn bạn rất nhiều.

Vậy tập cái gì để có lợi cho sức khỏe sinh lý? Đó là những bài tập giúp rèn luyện sức bền và sức đề kháng, ví dụ như plank, chạy bước nhỏ tại chỗ, squat bật nhảy, chạy nâng cao đùi, nhảy dây, nhảy lò cò một chân, chống đẩy…

Cách 5: Giảm cồn và nicotine

Đồ uống có cồn (Alcohol) từ lâu đã được biết đến là nguyên nhân cản trở hoạt động tình dục của nam giới bằng cách hạn chế lưu lượng máu chảy tới dương vật. 

Bạn uống một chút trước khi quan hệ thì không sao, nhưng nếu lạm dụng là sẽ gặp vấn đề. Chưa kể nếu bình thường bạn đã khó cương dễ xìu thì ngay cả khi uống một chút cũng đã gặp nguy hại rồi.

Tương tự với việc hút nicotine. Ngày nay các thiết bị phân phối nicotine có sẵn ở mọi hình dạng và hình thức, từ thuốc lá đến vape. Nhưng không chất nào trong số chúng tốt cho lưu lượng máu trong bạn và có thể góp phần gây ra chứng rối loạn cương dương.

Bởi nicotine khiến tim bạn hoạt động gấp đôi, làm động mạch bắt đầu co thắt. Điều này dẫn tới việc nam giới khó duy trì sự cương cứng do lưu lượng máu đến dương vật giảm và có thể dẫn đến rối loạn cương dương.

Hầu hết các chuyên gia y tế đều đồng ý là đồ uống có cồn và nicotine đều có tác dụng phụ không tốt đến sức khỏe của bạn. Nên tránh hoặc giảm thiểu dùng chúng sẽ giúp nâng cao phong độ của bạn khi ở trên giường hơn.

Trên đây là 5 cách giúp bạn tăng lưu lượng máu đến “cậu bé” để cương mạnh và lâu hơn khi cần. Bạn còn biết cách nào nữa không?


Hy vọng SEBT chia sẻ được những thông tin hữu ích để bạn chăm sóc bản thân tốt hơn, cũng như có đời sống tình dục an toàn, lành mạnh và đạt nhiều khoái cảm hơn. Mong bạn có thể hỗ trợ team SEBT có thêm động lực trong việc lan tỏa nhiều kiến thức giáo dục giới tính, sức khỏe tình dục bổ ích hơn nữa bằng cách donate cho SEBT qua tài khoản sau:

Ngân hàng: TP Bank

Số tài khoản: 02034029903 _ Nguyễn Minh Trang

Bài viết liên quan
Chia sẻ
Sao chép link
Tác giả: .Ngưn.

Mọi điều bạn cần biết về FSH – Hormone kích thích nang trứng

FSH là viết tắt của Follicle-Stimulating Hormone (Hormone kích thích nang trứng). Nó cũng là một trong những hormone chính liên quan đến điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và rụng trứng. Vì vậy, FSH trở thành hormone quan trọng không chỉ đối với sức khỏe mà còn cả khả năng sinh sản ở nữ giới.

Trong bài viết này, SEBT sẽ cung cấp mọi thông tin mà bạn cần biết về mức FSH của mình, bao gồm cách nhận biết mức FSH bình thường như thế nào, các triệu chứng của mức FSH cao và thấp cũng như cách cân bằng FSH.

FSH là gì?

Nguồn ảnh từ Wikipedia

FSH được gọi là hormone hướng sinh dục (gonadotropin hormone), được tuyến yên trong não tiết ra và sau đó tác động lên buồng trứng.

Ngoài FSH thì còn một loại hormone hướng sinh dục khác trong cơ thể: hormone tạo hoàng thể (LH). Đây là một cặp bài trùng khắng khít không thể sống thiếu nhau: nếu không có LH thì sẽ không có FSH. Và chúng hoạt động song song để mang đến những thay đổi trong điều hòa sự rụng trứng.

Mức FSH bình thường ở phụ nữ

Mức độ FSH ở phụ nữ có mối liên hệ phức tạp với mức dự trữ buồng trứng (SEBT sẽ nói thêm về điều này sau). Vì vậy, mức FSH “bình thường” sẽ thay đổi khi chúng ta già đi. Lý do là vì mức dự trữ buồng trứng sẽ giảm khi phụ nữ già đi, khiến cho mức FSH tăng lên.

Lại nói thêm về hormone hướng sinh dục. Đây là hormone được giải phóng từ tuyến yên trong não, sau đó tiếp tục tác động lên buồng trứng. Có hai loại hormone hướng sinh dục: hormone kích thích nang trứng (FSH) và hormone tạo hoàng thể (LH). 

Tuyến yên sản xuất FSH tác động lên buồng trứng để kích thích sự phát triển của các nang chứa trứng. Cùng với việc phát triển các nang trứng, FSH còn kích thích các tế bào hạt bao quanh nang trứng sản xuất ra estrogen, một loại hormone thiết yếu để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Bạn có thể đọc thêm về estrogen tại đây

FSH đóng vai trò gì?

FSH có hai chức năng chính:

1. Giúp nang trứng phát triển.

2. Giúp tạo ra estrogen.

Nguồn ảnh từ inviTRA

Về chức năng giúp nang trứng phát triển:

Nữ giới được sinh ra với những quả trứng “chưa trưởng thành”. Vì vậy, mỗi tháng, một số trong số chúng bắt đầu trưởng thành trước khi một số được phóng thích trong quá trình rụng trứng. Trứng được đặt trong các nang nhỏ bên trong buồng trứng và chính những nang này là tín hiệu của FSH để chuẩn bị cho trứng rụng.

Về chức năng giúp tạo ra estrogen:

FSH cũng kích thích các tế bào bao quanh nang trứng tạo ra estrogen, một loại hormone thiết yếu khác để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và sức khỏe sinh sản.

Mối liên hệ giữa FSH và LH

Khi trứng đã trưởng thành hoàn toàn và sẵn sàng rụng trong quá trình rụng trứng thì LH sẽ tham gia vào.

Sự gia tăng LH được giải phóng một lần nữa bởi tuyến yên trong não, khiến nang trứng trưởng thành nhất sẽ vỡ ra – giải phóng trứng vào ống dẫn trứng. Đây còn được gọi là sự rụng trứng. 

Mặc dù FSH tạo ra nhiều nang trứng và do đó có nhiều trứng trưởng thành trong mỗi chu kỳ nhưng chỉ có một nang trứng sẽ giải phóng một quả trứng mỗi tháng. Điều này là do FSH và LH đều tham gia vào các vòng phản hồi tiêu cực, được điều khiển bởi estrogen (E2).

Vậy vòng phản hồi tiêu cực là gì?

Việc tăng mức FSH trong giai đoạn đầu của chu kỳ kinh nguyệt sẽ dẫn đến sản sinh ra nhiều estrogen hơn. Nhưng điều này lại có tác động phản hồi tiêu cực đến mức FSH. Nói cách khác, khi bạn có nhiều estrogen, nó sẽ phản hồi lại não rằng não cần ngừng tạo FSH đi.

Nguồn ảnh từ peninsulaacupuncture

Tương tự với LH, nồng độ estrogen tiếp tục tăng trong suốt chu kỳ và khi đạt đến đỉnh điểm vào khoảng giữa chu kỳ, nó sẽ gây ra sự gia tăng đột ngột của LH, thúc đẩy quá trình rụng trứng.

Sau khi rụng trứng, nang rỗng từng chứa trứng sẽ tạo ra hormone progesterone để hỗ trợ việc thụ thai, làm tổ và giai đoạn đầu của thai kỳ.

Nồng độ progesterone cao sẽ báo cho não ngừng sản xuất FSH. Bây giờ, nếu việc mang thai không xảy ra, lượng estrogen và progesterone sẽ giảm xuống, điều này không chỉ gây ra chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới mà còn báo cho não biết rằng nó cần bắt đầu tạo ra FSH để bắt đầu lại toàn bộ quá trình trong chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo.

Mức FSH cao

Vậy điều gì xảy ra khi chúng ta có mức FSH cao? Đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu lý do khiến mức FSH tăng cao.

Lý do nào khiến mức FSH tăng cao?

Lý do phổ biến nhất khiến mức FSH cao là mức dự trữ buồng trứng (số lượng trứng) thấp hoặc buồng trứng không hoạt động bình thường.

Khi chúng ta có mức dự trữ buồng trứng thấp, điều này về cơ bản nghĩa là chúng ta có số lượng nang trứng chưa trưởng thành ít hơn trong buồng trứng, và cơ thể chúng ta sẽ sản xuất ít estrogen hơn. Bởi vì estrogen kiểm soát lượng FSH mà não sản xuất (hãy nhớ lại khái niệm vòng phản hồi tiêu cực mà SEBT đã nhắc ở trên) nên khi chúng ta có ít estrogen hơn, mức FSH có thể tăng lên.

Do đó, mức FSH cao có thể chỉ ra rằng buồng trứng đang không hoạt động bình thường, là dấu hiệu cho thấy mức dự trữ buồng trứng thấp hoặc là dấu hiệu cho thấy sự bắt đầu của thời kỳ mãn kinh.

Các lý do khác khiến mức FSH cao đến từ ung thư buồng trứng và suy buồng trứng sớm (POI), tức là mất chức năng buồng trứng trước tuổi 40.

Trong một số trường hợp, các yếu tố về chế độ ăn uống và lối sống có thể làm tăng mức FSH ở mức độ vừa phải (ví dụ nghiện thuốc lá, rượu).

Triệu chứng của mức FSH cao

Hình ảnh được đăng tải bởi Kyle Broad trên Unsplash

Các triệu chứng của nồng độ FSH cao thường giống với triệu chứng của thời kỳ mãn kinh và có liên quan đến nồng độ oestradiol thấp – đó là lý do tại sao việc kiểm tra nhiều loại hormone sinh sản ở nữ giới để tìm hiểu tận gốc các triệu chứng là rất quan trọng.

Các triệu chứng của mức FSH cao có thể bao gồm:

+ Kinh nguyệt không đều hoặc không có kinh

+ Bốc hỏa và/hoặc đổ mồ hôi đêm

+ Có sự thay đổi về da và tóc

+ Khó thụ thai

Làm thế nào để giảm mức FSH?

Điều quan trọng là bạn phải hiểu rằng nếu mức FSH cao do mãn kinh hoặc mức dự trữ trứng thấp thì dù có điều chỉnh chế độ ăn uống, lối sống thì cũng không thể giảm mức FSH xuống.

Tuy nhiên, có một số yếu tố trong ăn uống sinh hoạt khiến mức FSH cao hơn, chẳng hạn như hút thuốc và uống nhiều rượu.

Nếu bạn đang cố gắng thụ thai, hãy cân nhắc cắt bỏ hoàn toàn rượu và thuốc lá vì điều này sẽ cải thiện cơ hội thụ thai và ngăn ngừa những ảnh hưởng có hại cho em bé khi mang thai.

Dinh dưỡng cũng có thể là một công cụ mạnh mẽ trong việc cân bằng hormone và giúp giảm bớt các triệu chứng. Ở phạm vi bài viết này, SEBT không đi sâu vào dinh dưỡng vì đó là một chủ đề rộng lớn khác, cần ý kiến của chuyên gia về ngành dinh dưỡng.

Mức FSH thấp

Một biểu hiện của sự bất thường FSH trong cơ thể nữa là nó đang ở mức thấp hơn bình thường.

Lý do nào khiến mức FSH thấp?

Nồng độ FSH thấp có thể do tuyến yên trong não không hoạt động bình thường, hay còn được gọi là suy tuyến yên.

Các vấn đề với tuyến yên có thể liên quan trực tiếp đến chính tuyến này hoặc liên quan đến vùng dưới đồi – một phần khác của não kiểm soát việc giải phóng FSH. Điều này dẫn đến một rối loạn được gọi là suy sinh dục hypogonadotropic (hypogonadotropic hypogonadism).

Nguyên nhân có thể là do mức độ căng thẳng cao hoặc thiếu hụt năng lượng, tức là chúng ta đốt cháy nhiều calo hơn mức nạp vào thông qua chế độ ăn uống. Do đó, tình trạng này sẽ phổ biến ở những người rất thiếu cân, chẳng hạn như người mắc chứng rối loạn ăn uống hoặc tập thể dục quá mức. Ở nữ giới, tình trạng này cũng khiến chu kỳ kinh nguyệt ngừng lại, hay còn được gọi là vô kinh vùng dưới đồi (hypothalamic amenorrhea).

Triệu chứng của mức FSH thấp

Hình ảnh được đăng tải bởi Yuris Alhumaydy trên Unsplash

+ Ham muốn tình dục thấp

+ Mệt mỏi

+ Vô sinh

+ Nóng bừng

+ Kinh nguyệt không đều hoặc không có kinh

Mức FSH thấp có thể cho thấy buồng trứng của bạn không đủ trứng trưởng thành. Nhưng một lần nữa, các triệu chứng có thể giống với các triệu chứng của nhiều tình trạng khác, vì vậy việc kiểm tra nhiều loại hormone sinh sản khác nhau là rất quan trọng để hiểu rõ hơn điều gì đang xảy ra.

Làm thế nào để tăng mức FSH?

Nếu nguyên nhân dẫn tới mức FSH giảm liên quan đến chế độ ăn uống và lối sống thì bạn có thể thay đổi cách sinh hoạt để cải thiện. Còn nếu thuộc về những nguyên nhân khác thì phải dùng cách điều trị khác. Do đó, điều quan trọng là bạn cần xác định chính xác nguyên nhân làm mức FSH trong bạn thấp bất thường.

Nếu bạn cho rằng mình có thể đang bị thiếu năng lượng thì việc cân bằng lượng năng lượng nạp vào có thể cải thiện mức FSH của bạn. Bên cạnh đó, nếu bạn đang tập thể dục quá sức thì nên giảm lại.

Tóm tắt các ý chính của bài

  • Hormon kích thích nang trứng, hay FSH, là một loại hormone được tạo ra trong não, tác động lên buồng trứng, giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và rụng trứng.
  • FSH đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nang noãn (hoặc trứng) và sản xuất estrogen (E2).
  • Mức FSH bình thường ở phụ nữ thay đổi khi họ già đi và ở giai đoạn tiền, cận hay mãn kinh.
  • FSH được điều hòa bởi các hormone khác, bao gồm estrogen (E2) và progesterone, tác động lên vùng dưới đồi để tăng hoặc giảm sản xuất FSH.
  • Mức FSH cao có thể cho thấy suy buồng trứng sớm (POI) hoặc gần đến mãn kinh. Mức FSH cũng có thể cao hơn ở những người nghiện thuốc lá, nghiện rượu nặng hoặc những người bị thiếu vitamin D.
  • Mức FSH thấp có thể đồng nghĩa vùng dưới đồi hoặc tuyến yên của bạn không hoạt động như bình thường. Điều này có thể là do bạn đang căng thẳng hoặc thiếu năng lượng.

Nguồn thông tin từ: Follicle-Stimulating Hormone: What Do Your FSH Levels Mean? – Hertility Health

Hy vọng SEBT chia sẻ được những thông tin hữu ích để bạn chăm sóc bản thân tốt hơn, cũng như có đời sống tình dục an toàn, lành mạnh và đạt nhiều khoái cảm hơn. Mong bạn có thể hỗ trợ team SEBT có thêm động lực trong việc lan tỏa nhiều kiến thức giáo dục giới tính, sức khỏe tình dục bổ ích hơn nữa bằng cách donate cho SEBT qua tài khoản sau:

Ngân hàng: TP Bank

Số tài khoản: 02034029903 _ Nguyễn Minh Trang

Bài viết liên quan
Chia sẻ
Sao chép link
Tác giả: Ngo Thuy

Tôn trọng những cảm nhận tự nhiên của nhau trong tình dục

Hôm nay tiếp tục với những bức thư tâm sự của các bạn về chuyện quan hệ tình dục. Đó là bản thân các bạn không biết người yêu có đang thật sự thể hiện thăng hoa khi làm tình không. 

Y gần đây quan hệ với bạn gái, nhưng không biết là bạn có “lên đỉnh” không. Y hỏi bạn gái cảm thấy thế nào, bạn gái trả lời là sướng, thấy thoải mái, mơn man. Nhưng Y sợ bạn chỉ nói vậy cho Y vui thôi. Y không biết liệu sự thăng hoa của nữ giới có giống nhau không. 

Cũng một bạn giống Y nhưng đổi vai: T là nữ, T và bạn trai đã yêu nhau được 2 năm. Nhưng mỗi lần quan hệ T không biết là bạn ấy có cảm giác đạt cực khoái không vì nét mặt của bạn ấy tỉnh bơ, không thấy có sự hào hứng. Có lúc đang quan hệ, T nhìn bạn ấy khiến T chạnh lòng không biết bạn có thật sự đang tận hưởng cùng mình không.

Sự thăng hoa

Cảm nhận của mỗi người sẽ khác nhau nên không có một dấu hiệu chung nào cho thấy phải như vậy thì bạn nữ đang lên đỉnh. Cách thể hiện sự sung sướng, sự thăng hoa, sự chạm đỉnh hay chỉ đơn giản là sự thoải mái, mơn man của từng bạn sẽ rất đặc trưng. 

Đối với bạn nam thì khi lên đỉnh, một trong những dấu hiệu có thể thấy đó là sự cương cứng và xuất tinh. Còn nét mặt hay cách bạn bộc lộ sự lên đỉnh cũng tùy thuộc vào phản ứng tự nhiên của cơ thể. Hoặc khi kích thích điểm G ở nam giới, mang lại sự khoái cảm rất khác thì cách các bạn dùng cơ thể để nói lên cảm nhận của mình cũng khác nhau.

Đối phương thấy thế nào thì chỉ đương sự đó cảm nhận được và chia sẻ trực tiếp bằng lời nói. Chúng ta nên thẳng thắn hỏi nhau cảm nhận sau mỗi cuộc làm tình chứ đừng tự suy diễn, võ đoán rồi tự mình làm khổ mình. 

Mình không thể thay đổi những phản ứng của cơ thể người khác, vì nó thuộc về cái riêng của mỗi người. Chưa kể sự thể hiện chạm đỉnh cũng phải xuất phát từ mong muốn cũng như cái tự nhiên của bản thân, ví dụ như có bạn nữ muốn rên lên khi sướng, nhưng cũng có bạn thì lại không thích rên, chỉ muốn bấu tay vào bạn tình để biểu hiện sự thăng hoa. 

Hình ảnh được đăng tải bởi Claudia Love trên Unsplash

Do đó, để hiểu được cảm nhận của nhau thì quan trọng vẫn là giao tiếp, nói chuyện rõ ràng để tìm ra sự thể hiện thăng hoa phù hợp với cả hai. Chúng ta nên ngồi xuống trao đổi với nhau về những ngôn ngữ, hành động, cử chỉ, hành động hay cách ra hiệu rằng là “em/anh đang rất thoải mái với những giây phút ân ái lúc này”. 

Không phải lúc nào sự thăng hoa, lên đỉnh cũng thể hiện bằng những hình ảnh mà bạn thấy trên phim. Có bạn mới trải nghiệm tình dục thì sẽ khó định nghĩa được khoái cảm của mình là gì, cảm giác thật sự ra sao, nên đôi lúc thấy bối rối không biết thể hiện thế nào. Có bạn dù đã trải nghiệm tình dục nhiều, nhưng mỗi lần là một cảm nhận khác nhau, cơ thể cũng sẽ phản ứng khác nhau trên khuôn mặt, trong giọng điệu hay hơi thở. 

Điều chúng ta cần làm là lắng nghe cũng như chia sẻ thật tâm cảm nhận của mình. Đôi lúc bạn cũng khá mơ hồ về những gì mình trải qua trong cuộc làm tình vừa rồi, thì vẫn có thể nói với đối phương là “em/anh cũng chưa xác định rõ nữa, thấy mơn man nhưng không biết có phải là thăng hoa không?”. Mình sẽ cần học cách chấp nhận rằng những cái riêng của người yêu có thể không giống như số đông.

Cảm ơn những giây phút ở cạnh nhau

Nhiều khi chúng ta cứ chạy theo một điều gì đó rất mơ hồ. Ví dụ khi xem phim hay nghe mọi người nói rằng quan hệ tình dục lúc lên đỉnh là sẽ “ra nước”. Nhưng “ra nước” là gì thì bản thân lại chưa thật sự hiểu rõ. Hay chúng ta nghĩ rằng khi quan hệ với nhau thì nhất định phải lên đỉnh. Hoặc ai khi đạt cực khoái cũng đều rên la sung sướng mặt chữ O. 

Nhưng thật ra điều rõ ràng nhất, xác thực nhất mà chúng ta thấy được đó là sự thể hiện của đối phương trước mặt mình và những gì họ chia sẻ với mình. 

Cái giây phút mà chúng ta ở cạnh nhau, da kề da, trao nhau từng cử chỉ thân mật, chúng ta nên tập trung trọn vẹn với nó, cảm ơn vì sự hiện diện của nhau thì sẽ mang đến sự gắn kết và thăng hoa cho cuộc làm tình. 

Chúng ta hay nghĩ ngợi rằng không biết hành động của đối phương có ý gì. Thực ra đôi khi nó chẳng có ý gì, hoặc nếu có thì thường khác với những gì chúng ta nghĩ. Vậy thay vì cứ mãi võ đoán thì chúng ta hãy nói chuyện, trao đổi, lắng nghe nhau thật lòng. 

Hy vọng SEBT chia sẻ được những thông tin hữu ích để bạn chăm sóc bản thân tốt hơn, cũng như có đời sống tình dục an toàn, lành mạnh và đạt nhiều khoái cảm hơn. Mong bạn có thể hỗ trợ team SEBT có thêm động lực trong việc lan tỏa nhiều kiến thức giáo dục giới tính, sức khỏe tình dục bổ ích hơn nữa bằng cách donate cho SEBT qua tài khoản sau:

Ngân hàng: TP Bank

Số tài khoản: 02034029903 _ Nguyễn Minh Trang

Bài viết liên quan
Chia sẻ
Sao chép link
Tác giả: .Ngưn.

Progesterone 101: Mọi điều bạn cần biết về homrone ảnh hưởng đến kinh nguyệt và mang thai

Progesterone là một trong hai hormone sinh dục chính ở nữ (cái còn lại là estrogen). Chức năng chính của nó là điều hòa kinh nguyệt và hỗ trợ mang thai trong cơ thể nữ giới. Các biện pháp tránh thai nội tiết tố như thuốc tránh thai hàng ngày cũng ảnh hưởng rất nhiều đến progesterone.

Nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt không đều, thời gian hành kinh dài hoặc lượng kinh ra nhiều hơn bình thường thì rất có thể nguyên nhân đến từ sự mất cân bằng của nồng độ progesterone trong cơ thể.

Bài viết này sẽ “mổ xẻ” hormone progesterone, giúp bạn hiểu được các triệu chứng liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, biết khi nào có điều đó không ổn; hỗ trợ bạn có một thai kỳ khỏe mạnh hoặc chọn được loại biện pháp tránh thai phù hợp với mình.

Progesterone là gì? Progesterone được sản xuất như thế nào?

Progesterone là hormone chính trong nhóm hormone được gọi là progestogen. Progestogen thuộc hormone sinh dục (giống như estrogen và androgen), như vậy chúng sẽ tác động đến sự phát triển sinh dục ở tuổi dậy thì và tham gia vào quá trình sinh sản.

Nguồn ảnh: fertilityfamily

Hormone là những phân tử nhỏ được sản xuất bởi các tuyến và di chuyển trong máu cho đến khi chúng đến được cơ quan có tế bào chứa các thụ thể đặc biệt đối với hormone đó. Hormone progesterone thì nhắm mục tiêu và ảnh hưởng đến tử cung, âm đạo, cổ tử cung, vú và tinh hoàn, cũng như là não, mạch máu và xương.

Cơ thể bạn sử dụng cholesterol làm khối xây dựng để tạo ra progesterone. Progesterone được sản xuất chủ yếu ở buồng trứng bởi hoàng thể – đây là khu vực phát triển sau khi quá trình rụng trứng xảy ra và nang trứng xung quanh xẹp xuống.

Một số progesterone cũng được sản xuất bởi tuyến thượng thận, nằm phía trên thận. Khi mang thai, nhau thai sản xuất progesterone.

Chức năng của progesterone là gì?

Trong chu kỳ kinh nguyệt

Vào giữa chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ hormone LH gia tăng, dẫn đến rụng trứng. Sau khi trứng được giải phóng, hoàng thể sẽ hình thành và bắt đầu sản xuất progesterone.

Progesterone giúp cơ thể chuẩn bị mang thai bằng cách kích thích sự phát triển của các tuyến và sự phát triển của các mạch máu mới. Tất cả cung cấp một môi trường tốt cho trứng đã thụ tinh làm tổ.

Nếu trứng không được thụ tinh, hoàng thể sẽ bị phá vỡ, dẫn đến nồng độ progesterone giảm. Sự suy giảm này khiến nội mạc tử cung bị phá vỡ, bắt đầu dẫn tới kỳ “máu đổ”.

Trong khi mang thai

Nếu trứng được thụ tinh, hoàng thể sẽ không bị phá vỡ mà tiếp tục sản xuất progesterone. Progesterone lúc này sẽ kích thích các mạch máu cung cấp nội mạc tử cung. Nó cũng thúc đẩy nội mạc tử cung cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi đang phát triển.

Khi nhau thai đã hình thành, nó cũng sản xuất progesterone. Cuối cùng, nhau thai trở thành nơi sản xuất chính cho hormone này.

Nồng độ progesterone vẫn tăng cao trong suốt thai kỳ. Nồng độ cao này cũng ngăn cản cơ thể sản xuất thêm trứng trong thai kỳ.

Cuối cùng, progesterone cũng giúp kích thích tiết sữa.

Ở nam giới

Progesterone cũng được sản xuất ở tuyến thượng thận của nam giới. Chức năng của nó gắn liền với sự phát triển của tinh trùng.

Progesterone thay đổi như thế nào trong chu kỳ kinh nguyệt?

Trước khi rụng trứng = giảm progesterone

Khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt (tức trong kỳ kinh), nồng độ progesterone thấp và duy trì ở mức này trong suốt giai đoạn nang trứng.

Sau khi rụng trứng = progesterone cao hơn

Progesterone sẽ chiếm ưu thế sau khi rụng trứng (tức vào giai đoạn hoàng thể). Progesterone được sản xuất bởi hoàng thể, là khu vực trên buồng trứng được tạo ra bởi nang trứng bị xẹp chứa trứng rụng. Nồng độ progesterone đạt đỉnh vào giữa giai đoạn hoàng thể.

Nếu quá trình thụ thai không xảy ra, hoàng thể bắt đầu thoái hóa từ 9 đến 10 ngày sau khi rụng trứng, khiến nồng độ progesterone giảm và kinh nguyệt bắt đầu.

Nguồn ảnh: Clue App

Làm sao để biết mức progesterone của bạn có đang bình thường hay không?

Nếu mức progesterone của bạn đang mất cân bằng thì bạn có thể nhận thấy một số dấu hiệu và triệu chứng. Cụ thể:

Nếu mức progesterone thấp

Mức progesterone có thể đang thấp nếu quá trình rụng trứng không diễn ra thường xuyên (hoặc không xảy ra); hoặc nếu cơ thể bạn không thể sản xuất đủ progesterone.

Một số dấu hiệu và triệu chứng của mức progesterone thấp bao gồm:

+ Thời gian hành kinh dài hoặc nặng

+ Ra máu lốm đốm trước kỳ kinh

+ Chu kỳ kinh nguyệt không đều

+ Chu kỳ kinh nguyệt ngắn do giai đoạn hoàng thể ngắn

Một số tình trạng, chẳng hạn như tăng prolactin (một loại hormone kích thích sản xuất sữa), suy giáp hoặc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) cũng có thể khiến trứng rụng không thường xuyên hoặc không rụng trứng, dẫn đến nồng độ progesterone thấp.

Trong những trường hợp này, nguyên nhân khiến nồng độ progesterone thấp cần được chẩn đoán và điều trị.

Khiếm khuyết giai đoạn hoàng thể (Luteal phase defect)

Thuật ngữ “khiếm khuyết giai đoạn hoàng thể” được sử dụng để mô tả tình trạng xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ progesterone tự nhiên để duy trì chức năng bình thường của nội mạc tử cung, hỗ trợ quá trình làm tổ và phát triển của thai kỳ sớm. Cũng có nơi gọi tình trạng này là suy giai đoạn hoàng thể.

Việc chẩn đoán khiếm khuyết ở giai đoạn hoàng thể đang gặp khó khăn và chưa có xét nghiệm nào được thống nhất về vấn đề này. Khi không xác định được nguyên nhân khiến lượng progesterone thấp thì không có hướng dẫn rõ ràng về cách thức và thời điểm điều trị.

Progesterone thấp và vấn đề sẩy thai

Nguồn ảnh: healthypregnancy

Khi biết được tầm quan trọng của progesterone trong việc duy trì thai kỳ thì điều đó đồng nghĩa progesterone thấp có thể là nguyên nhân gây vô sinh hoặc sảy thai. Tuy nhiên, đây là chủ đề tranh luận giữa các nhà nghiên cứu và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe về việc liệu khiếm khuyết trong giai đoạn hoàng thể có phải là nguyên nhân gây vô sinh hay không, cùng với cách chẩn đoán và điều trị tốt nhất.

Progesterone thấp trong giai đoạn hoàng thể dường như không liên quan đến việc tăng nguy cơ sẩy thai. Một nghiên cứu trên 191 người cho thấy nồng độ progesterone trong giai đoạn hoàng thể ở những người bị sảy thai sớm cũng tương tự với những người không bị sảy thai (1).

Một nghiên cứu khác bao gồm 197 người đã từng sảy thai ít nhất hai lần liên tiếp cho thấy mức progesterone thấp trong giai đoạn hoàng thể không dự đoán được ai sẽ tiếp tục sảy thai lần nữa (2).

Progesterone thấp trong thời kỳ đầu mang thai có thể là triệu chứng của thai kỳ khó sống và là nguyên nhân gây sẩy thai. Một nghiên cứu cho thấy những người bị chảy máu trong thời kỳ đầu mang thai có lượng progesterone thấp hơn và có nhiều khả năng bị sẩy thai hơn những người không bị chảy máu trong ba tháng đầu (3).

Đối với những người đã sẩy thai nhiều lần mà không rõ nguyên nhân, điều trị bằng progestogen có thể giúp ngăn ngừa sẩy thai – đặc biệt ở những người đã sẩy thai từ 3 lần trở lên. Nhưng vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn (4).

Nếu mức progesterone cao

Nồng độ progesterone cao thì thường không gây ra bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào đến sức khỏe. Nồng độ progesterone tự nhiên sẽ đạt mức cao trong thời kỳ mang thai.

Trên thực tế, progesterone thường có trong thuốc tránh thai vì nó có thể đánh lừa cơ thể khiến cơ thể không rụng trứng.

Vậy mức progesterone bình thường là bao nhiêu?

Nồng độ progesterone được đo thông qua xét nghiệm máu. Điều quan trọng bạn cần nhớ là mức progesterone dao động trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, do đó mức độ có thể thay đổi trong suốt tháng.

Mức progesterone được đo bằng nanogram trên mililit (ng/mL). Biểu đồ dưới đây liệt kê mức progesterone bình thường đối với phụ nữ trưởng thành trong các thời điểm khác nhau của chu kỳ kinh nguyệt và mang thai.

Giai đoạnNồng độ progesterone (ng/mL)
Trước rụng trứng< 0.89
Rụng trứng≤ 12
Sau rụng trứng1.8 – 24
Tam cá nguyệt thứ 1 (khi mang thai)11 – 44
Tam cá nguyệt thứ 225 – 83
Tam cá nguyệt thứ 358 – 214

Ở nam giới thì mức progesterone thường thấp hơn nhiều và không được xét nghiệm trừ khi nghi ngờ có rối loạn chức năng tuyến thượng thận. Mức bình thường là dưới 0,20 ng/mL.

Lưu ý là kết quả có thể khác nhau giữa các cơ sở y tế nơi bạn sinh sống. Biểu đồ trên chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn nên hỏi bác sĩ về kết quả sau khi xét nghiệm máu để xem nồng độ progesterone hiện tại có bình thường không.

Làm sao để tăng mức progesterone nếu đang thấp?

Trước hết, bạn cần đi xét nghiệm để xác định chắc chắn nồng độ progesterone trong cơ thể mình đang thấp chứ đừng tự phán đoán thông qua các triệu chứng lâm sàng.

Nếu kết quả cho thấy nồng độ progesterone của bạn đang ở mức thấp thì bác sĩ có thể kê toa hoặc đề xuất các phương pháp điều trị bổ sung progesterone.

Với các loại thực phẩm chức năng có tác dụng tăng progesterone tự nhiên thì hiện chưa được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) giám sát hoặc quản lý về chất lượng, liều lượng như các sản phẩm không kê đơn khác.

Vì vậy, nếu bạn đang muốn dùng loại thực phẩm chức năng nào để tăng progesterone tự nhiên thì nên đem đến gặp bác sĩ để xem thuốc ấy có an toàn để dùng không.

Các thực phẩm giúp tăng mức progesterone tự nhiên

Hình ảnh được đăng tải từ Dan Gold trên Unsplash

Có một số thực phẩm có thể kích thích cơ thể sản xuất progesterone như:

+ các loại đậu

+ bông cải xanh

+ bắp cải

+ súp lơ

+ cải xoăn

+ các loại hạt (nuts) như óc chó, hạnh nhân…

+ bí ngô

+ rau chân vịt

+ các loại ngũ cốc

Một số thực phẩm cũng có thể làm giảm lượng estrogen trong cơ thể, tăng tỷ lệ progesterone so với estrogen, bao gồm:

+ chuối

+ bắp cải

+ động vật giáp xác hoặc thân mềm như nghêu sò ốc hến cua tôm

+ quả óc chó

Kết hợp những thực phẩm này vào chế độ ăn uống của bạn có thể giúp tăng mức progesterone tự nhiên.

Những cách khác để tăng progesterone tự nhiên

+ Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. Cân nặng quá mức khiến cơ thể phụ nữ sản sinh ra nhiều estrogen hơn. Điều này làm mất cân bằng trong progesterone. Mặc dù duy trì cân nặng khỏe mạnh không nhất thiết khiến nữ giới tạo ra nhiều progesterone hơn, nhưng điều đó lại giúp nội tiết tố cân bằng hơn.

+ Giảm căng thẳng. Căng thẳng kích hoạt sản xuất hormone gây căng thẳng và có thể khiến thận chuyển đổi các hormone như progesterone thành cortisol. Bạn có thể giảm căng thẳng bằng cách thực hành thiền, viết nhật ký, đọc sách, nghe nhạc hoặc tham gia các hoạt động thư giãn thú vị khác.

+ Tránh tập thể dục quá sức. Hoạt động thể chất có thể giúp ích rất nhiều trong việc giảm mức độ căng thẳng và duy trì cân nặng khỏe mạnh. Tuy nhiên, tập thể dục quá mức lại gây tác dụng ngược. Nó có thể khiến cơ thể sản sinh ra hormone gây căng thẳng hơn progesterone.

Điều quan trọng bạn cần nhớ là lượng hormone progesterone thấp không có nghĩa là bạn đang có sức khỏe kém. Hãy nói chuyện với bác sĩ để xem liệu họ có thể giúp xác định nguyên nhân khiến progesterone thấp hay không.

Progestin trong các biện pháp tránh thai nội tiết tố có liên quan đến progesterone không?

Progestin là hormone tổng hợp được tạo ra từ progesterone hoặc testosterone, có tác dụng giống progesterone. Progestin được sử dụng trong tất cả các biện pháp tránh thai nội tiết tố (dùng một mình hoặc kết hợp với estrogen), ví dụ như thuốc tránh thai hàng ngày.

Hình ảnh được đăng tải từ Thought Catalog trên Unsplash

Bởi vì cấu trúc hóa học của chúng hơi khác so với progesterone của cơ thể nên chúng không phù hợp hoàn toàn với các thụ thể progesterone. Progestin có thể gắn vào nhiều thứ hơn là chỉ các thụ thể progesterone trong cơ thể. Chúng cũng có thể liên kết với các thụ thể androgen và estrogen, gây ra tác dụng phụ liên quan đến các hormone này tùy thuộc vào việc progestin kích hoạt hay ngăn chặn thụ thể.

Ví dụ, progestin kích hoạt thụ thể androgen có thể dẫn đến các tác dụng phụ như mụn trứng cá hoặc rậm lông (thừa tóc) ở một số người, đặc biệt là khi biện pháp tránh thai có lượng estrogen thấp hoặc không có (5). Nhưng biện pháp tránh thai nội tiết tố (thường là dạng thuốc viên như thuốc tránh thai hàng ngày) cũng có thể được sử dụng để điều trị mụn trứng cá và rậm lông (6,7).

Do đó không phải ai cũng đều có tác dụng phụ giống nhau, nhưng đối với một số người, công thức và loại progestin cụ thể sẽ quan trọng.

Đôi khi liều progestin không đủ cao hoặc sự gắn kết giữa progestin và thụ thể progesterone không đủ mạnh, gây chảy máu hoặc ra máu trong khi vẫn đang dùng thuốc tránh thai hoặc gây ra kinh nguyệt nhiều hơn.

Đôi khi một sự thay đổi đơn giản về liều lượng hoặc loại biện pháp tránh thai có thể cải thiện những tác dụng phụ này.

Nhưng không phải lúc nào progestin cũng là “thủ phạm”. Trong các biện pháp tránh thai nội tiết kết hợp (có cả progestin và estrogen), liều lượng estrogen có thể đóng vai trò gây ra một số tác dụng phụ.

Nếu bạn gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn mà bạn cho rằng có thể liên quan đến biện pháp tránh thai của mình, hãy tới gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và xin lời khuyên.

Các biện pháp tránh thai nội tiết tố ảnh hưởng đến progesterone trong cơ thể như thế nào?

Khi sử dụng những biện pháp tránh thai nội tiết tố có chứa progestin thì nó sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến nồng độ progesterone trong cơ thể. Và ảnh hưởng thế nào sẽ phụ thuộc vào việc liệu biện pháp tránh thai đó có ức chế sự rụng trứng không.

Bởi nếu bạn không rụng trứng thì nồng độ progesterone của bạn sẽ thấp và đi một đường thẳng một cách ổn định (không có đỉnh).

Nhóm các biện pháp tránh thai nội tiết tố loại kết hợp

Các biện pháp tránh thai nội tiết tố loại kết hợp (chứa cả estrogen và progestin) chủ yếu tránh thai bằng cách ngừng rụng trứng. Chúng cũng làm đặc chất nhầy cổ tử cung để ngăn tinh trùng gặp trứng.

Với loại thuốc tránh thai hàng ngày kết hợp

Progesterone bị ức chế ở những người dùng các loại thuốc tránh thai kết hợp (liều lượng, loại progestin và chế độ điều trị khác nhau), cho thấy không có sự rụng trứng ở loại biện pháp tránh thai này.

Với miếng dán tránh thai

Trong một nghiên cứu, nồng độ progesterone ở những người sử dụng miếng dán tránh thai thấp hơn so với trước khi bắt đầu dán miếng dán (8). Miếng dán ngăn rụng trứng trong hầu hết các chu kỳ nếu nó được sử dụng đúng cách.

Nhóm các biện pháp tránh thai nội tiết tố chỉ chứa progestin

Sự rụng trứng vẫn có thể xảy ra đối với một số biện pháp tránh thai chỉ chứa progestin. Điều này có nghĩa nồng độ progesterone vẫn sẽ tăng và giảm theo mô hình điển hình của những người không dùng biện pháp tránh thai nội tiết tố.

Tỷ lệ rụng trứng ở nhóm này khác nhau vì mặc dù tất cả đều chứa progestin nhưng chúng có các loại khác nhau, có liều lượng khác nhau và xâm nhập vào cơ thể qua các con đường khác nhau. Điều này ảnh hưởng đến lượng progestin thực sự đi vào máu và lên não để ngừng rụng trứng.

Tuy hiện tượng rụng trứng vẫn xảy ra nhưng không có nghĩa là biện pháp tránh thai không hiệu quả. Các biện pháp tránh thai chỉ chứa progestin cũng có hiệu quả theo những cách khác, chẳng hạn như làm đặc chất nhầy cổ tử cung để ngăn chặn tinh trùng gặp trứng.

Hình ảnh từ Reproductive Health Supplies Coalition trên Unsplash

Với que cấy tránh thai

Phần lớn người sử dụng que cấy tránh thai etonogestrel sẽ không rụng trứng. Nhưng nếu dùng trong thời gian dài thì ở một số ít người có thể xảy ra rụng trứng do nồng độ thuốc trong cơ thể giảm theo thời gian (9).

Với thuốc tiêm tránh thai

Thuốc tiêm tránh thai còn được gọi là thuốc tiêm medroxyprogesterone acetate (DMPA) dự trữ, có tác dụng ức chế sự rụng trứng và do đó ngăn chặn việc sản xuất progesterone của buồng trứng.

Mức progesterone trung bình đối với người sử dụng thuốc tiêm tránh thai là 0,40 ng/mL. Mức độ này tương tự như người không sử dụng bất kỳ hình thức tránh thai nội tiết tố nào và đang trong giai đoạn nang trứng (tiền rụng trứng) trong chu kỳ kinh nguyệt.

Với vòng tránh thai nội tiết tố

Rụng trứng là hiện tượng phổ biến ở những người sử dụng vòng tránh thai nội tiết tố. Trong một nghiên cứu nhỏ trên 10 người sử dụng vòng tránh thai chứa levonorgestrel 52mg, gần một nửa số chu kỳ được nghiên cứu trong năm đầu tiên sử dụng là rụng trứng (10), và con số này tăng lên theo thời gian.

Trong một nghiên cứu trên 14 người sử dụng vòng tránh thai levonorgestrel 52mg trong 6 năm, sự rụng trứng xảy ra ở 79% chu kỳ mặc dù 9 người tham gia nghiên cứu không có kinh nguyệt đều đặn (11).

Bất kể họ có kinh nguyệt hay không, mức progesterone ở 14 người này tuân theo mô hình progesterone bình thường trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, đạt cực đại vào các ngày 20 – 25, với giá trị tối đa nằm trong khoảng điển hình.

Đối với những người sử dụng vòng tránh thai nội tiết tố liều thấp hơn (loại 19,5mg và 13,5mg), sự rụng trứng xảy ra ở hầu hết các chu kỳ (12).

Với thuốc tránh thai chỉ chứa progestin

Trong một nghiên cứu trên 43 người dùng thuốc tránh thai có chứa progestin norethindrone, 60% có nồng độ progesterone thấp mà không đạt mức đỉnh điển hình, chứng tỏ không có sự rụng trứng hoặc hoàng thể sản xuất lượng progesterone thấp (13).

40% số người còn lại có khả năng rụng trứng vì họ có mức progesterone cao nhất ít nhất là 5 ng/mL trong tối thiểu 5 ngày, giống như những người không dùng biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố (13).

Khả năng rụng trứng ở nhóm này là như nhau ở thời điểm 2 tháng và 6 tháng sử dụng (14).

Nguồn thông tin trong bài:

(1) Vitzthum VJ, Spielvogel H, Thornburg J, West B. A prospective study of early pregnancy loss in humans. Fertil Steril. 2006;86(2):373-9.

(2) Ogasawara M, Kajiura S, Katano K, Aoyama T, Aoki K. Are serum progesterone levels predictive of recurrent miscarriage in future pregnancies? Fertil Steril. 1997;68(5):806-9.

(3) Ku CW, Allen JC, Lek SM, Chia ML, Tan NS, Tan TC. Serum progesterone distribution in normal pregnancies compared to pregnancies complicated by threatened miscarriage from 5 to 13 weeks gestation: a prospective cohort study. BMC Pregnancy Childbirth. 2018;18(360).

(4) Haas DM, Hathaway TJ, Ramsey PS. Progestogen for preventing miscarriage in women with recurrent miscarriage of unclear etiology. Cochrane Database Syst Rev. 2018 Oct 8;10:CD003511.

(5) Dickey RP. Managing contraceptive pill patients. 15th ed. Fort Collins, CO: EMIS, Inc. Medical Publishers; 2014.

(6) Martin KA, Anderson RR, Chang RJ, Ehrmann DA, Lobo RA, Murad MH, et al. Evaluation and treatment of hirsutism in premenopausal women: an Endocrine Society clinical practice guideline. J Clin Endocrinol Metab. 2018 Apr 1;103(4):1233-57.

(7) Arowojolu AO, Gallo MF, Lopez L, Grimes DA. Combined oral contraceptive pills for treatment of acne. Cochrane Database Syst Rev. 2012 Jun 13;(7):CD004425.

(8) Pierson RA, Archer DF, Moreau M, Shangold GA, Fisher AC, Creasy GW. Ortho Evra/Evra versus oral contraceptives: follicular development and ovulation in normal cycles and after an intentional dosing error. Fertil. Steril. 2003;80:34–42

(9) Merck & Co., Inc. Nexplanon prescribing information. Available from: https://www.merck.com/product/usa/pi_circulars/n/nexplanon/nexplanon_pi.pdf

(10) Xiao BL, Zhou LY, Zhang XL, Jia MC, Luukkainen T, Allonen H. Pharmacokinetic and pharmacodynamic studies of levonorgestrel- releasing intrauterine device. Contraception 1990;41:353-62.

(11) Xiao B, Zeng T, Wu S, Sun H, Xiao N. Effect of levonorgestrel-releasing intrauterine device on hormonal profile and menstrual pattern after long-term use. Contraception. 1995;51(6):359-65.

(12) Hatcher RA, Nelson AL, Trussell J, Cwiak C, Cason P, Policar MS, Edelman AB, Aiken AR, Marrazzo JM, Kowal D. Contraceptive Technology. 21st ed. New York, NY: Ayer Company Publishers Inc.; 2018.

(13) Landgren BM, Diczfalusy E. Hormonal effects of the 300 μg norethisterone (NET) minipill. 1. Daily steroid levels in 43 subjects during a pretreatment cycle and during the second month of NET administration. Contraception. 1980;21(1):87-113.

(14) Landgren BM, Diczfalusy E. Hormonal effects of the 300 μg norethisterone (NET) minipill. 3. Comparison of the short-term (2nd month) and medium-term (6th month) effects in 21 subjects. Contraception. 1981;23(3):87–113.

Lược dịch thông tin từ:

Progesterone Function: Chart of Levels, Effects of High, Low Levels (healthline.com)

Progesterone: Definition, Levels, Symptoms of Low Progesterone and More (helloclue.com)

Bài viết liên quan
Chia sẻ
Sao chép link
Tác giả: .Ngưn.

Nuốt tinh dịch có ảnh hưởng tới sức khỏe không? Nếu nhổ ra thì có tốt hơn không?

Nếu bạn quan hệ bằng miệng với một người đàn ông đang nhiễm STIs (ví dụ chlamydia, lậu, giang mai) thì bạn có nguy cơ bị lây nhiễm STIs đó. Không quan trọng bạn có nuốt tinh dịch hay không, mà nguy cơ đến từ khoảnh khắc người ấy xuất vào trong miệng bạn.

Vì vậy, nuốt tinh dịch sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe nếu đối phương đang nhiễm STIs. Còn nếu đối phương khỏe mạnh thì hành động đó khó gây ra bất kỳ rủi ro nào cho sức khỏe.

Nói cách khác, quan hệ bằng miệng tuy không dẫn tới mang thai ngoài ý muốn nhưng lại có khả năng lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục. Bạn chỉ nên thực hiện hành động tình dục này với người mà bạn đã biết rõ tình trạng sức khỏe. Còn nếu không, bạn cần sử dụng bao cao su, không để bạn tình xuất vào miệng mình để tránh tiếp xúc với tinh dịch, từ đó giảm nguy cơ nhiễm trùng.

SEBT cũng nói thêm là nuốt tinh dịch không làm bạn tăng cân. Nhiều người nghe đồn tinh dịch chứa nhiều calo nhưng thực chất lượng calo trong một “khẩu phần” tinh dịch rất ít ỏi, chỉ từ 1 tới 5 mà thôi. Tuy không làm bạn tăng cân nhưng tinh dịch có thể khiến một số cô gái bị dị ứng.

Các bạn gái cũng không cần lo việc nuốt tinh dịch sẽ mang thai. Bởi tinh trùng lắng đọng trong đường tiêu hóa không thể đến được đường sinh sản. Vẫn có một ngoại lệ cực kỳ hiếm để tinh trùng tới được đường sinh sản là bạn bị đâm vào bụng ngay sau khi thực hiện quan hệ tình dục bằng miệng – và khả năng điều đó xảy ra trong thực tế là khá thấp. 

Trong một báo cáo cách đây vài năm mô tả một cô gái châu Phi đang thực hiện quan hệ tình dục bằng miệng với bạn trai của mình thì người yêu cũ của cô ấy bước vào [1]. Sau đó, một cuộc đấu dao đã xảy ra và cô ấy bị đâm vào bụng. Không lâu sau, cô phát hiện mình có thai. Sau khi đi khám bác sĩ, phương thức thụ thai được cho là do bị đâm.

Thực chất cô gái này không có âm đạo. Cô ấy mắc một chứng bệnh di truyền ngăn cản sự phát triển của âm đạo, chỉ để lại một vết lõm nhỏ ở nơi âm đạo thường xuất hiện. Do đó, vết thương ở dạ dày sau khi quan hệ tình dục bằng miệng dường như là lời giải thích hợp lý nhất về cách tinh trùng đến được đường sinh sản của cô ấy.

Hẳn bạn sẽ thấy nghi ngờ về tính xác thực của câu chuyện này. Nhưng đúng là nó đã được xuất bản dưới dạng một báo cáo trên một tạp chí y khoa mà SEBT đã để nguồn bên dưới bài viết.

Hình ảnh từ Leeloo The First

Vậy nuốt tinh dịch có tiềm ẩn lợi ích sức khỏe nào không? Một số nghiên cứu đã tìm thấy mối tương quan giữa việc nuốt tinh dịch và giảm nguy cơ tiền sản giật [2]. Tiền sản giật là tình trạng phụ nữ bị huyết áp rất cao, thường ở giai đoạn sau của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nó có thể gây tử vong cho cả mẹ và thai nhi.

Tại sao những phụ nữ nuốt nhiều tinh dịch qua quan hệ tình dục bằng miệng lại có nguy cơ mắc tiền sản giật thấp hơn? Có một giả thuyết được nhiều người tin tưởng là người mẹ tiếp xúc với kháng nguyên lạ khi mang thai vì một nửa vật chất di truyền của con là do người cha cung cấp. Tuy nhiên, nếu người phụ nữ tiếp xúc với nhiều kháng nguyên này hơn trước khi mang thai (bằng việc nuốt tinh dịch), cô ấy có thể phát triển khả năng dung nạp chúng, do đó làm giảm nguy cơ phản ứng miễn dịch xảy ra trong thai kỳ.

Nhưng đó chỉ là giả thuyết, chưa đủ thuyết phục để khuyến nghị phụ nữ nên tích cực nuốt tinh dịch nếu có kế hoạch sinh con.

Chốt lại vấn đề mà SEBT đã nêu ở đầu bài: Nếu một người đàn ông không bị nhiễm STIs và bạn tình không bị dị ứng với tinh dịch thì việc nuốt tinh dịch không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Nguồn thông tin trong bài:

[1] Douwe, A.V. (1988). Oral conception. Impregnation via the proximal gastrointestinal tract in a patient with an aplastic distal vagina. Case report. British Journal of Obstetrics and Gynaecology, 95, 933-934.

[2] Koelman, C. A., Coumans, A. B., Nijman, H. W., et al. (2000). Correlation between oral sex and low incidence of preeclampsia: A role for soluble HLA in seminal fluid? Journal of Reproductive Immunology, 46, 155–66.

Bài viết liên quan
Chia sẻ
Sao chép link