Nhiễm HIV/AIDS là gì?

Tác giả: Ngo Thuy

Chắc hẳn bạn đã nghe đến khái niệm HIV/AIDS nhiều, nhưng hãy cùng SEBT tìm hiểu một lần nữa căn bệnh mãn tính này nhé. 

HIV/AIDS là gì?

HIV là viết tắt của Human Immunodeficiency Virus, một loại virus ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu, cơ thể sẽ ít có khả năng chống lại nhiễm trùng. Thuật ngữ “HIV dương tính” dùng để chỉ người nhiễm HIV.

HIV là loại virus có thể dẫn đến AIDS – Acquired Immune Deficiency Syndrome, Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Một người dương tính với HIV được chẩn đoán mắc bệnh AIDS khi họ bị bệnh do một số loại bệnh nhiễm trùng (gọi là nhiễm trùng cơ hội) hoặc ung thư.

Khoảng thời gian cần thiết để HIV tiến tới chẩn đoán AIDS phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm nguồn hỗ trợ từ tài chính để khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Người nhiễm HIV có thể sống rất lâu trước khi được chẩn đoán mắc bệnh AIDS.

Hình ảnh được cung cấp bởi npin.cdc.gov

HIV lây nhiễm như thế nào?

HIV có thể tìm thấy trong chất dịch cơ thể của người bị HIV như tinh dịch, dịch âm đạo, dịch hậu môn và máu.

HIV có thể lây nhiễm qua các hình thức sau:

+ Quan hệ tình dục không an toàn bằng miệng, âm đạo hoặc hậu môn với người bị nhiễm HIV 

+ Dùng chung đồ chơi tình dục với người đã có HIV mà không khử trùng đồ chơi 

+ Dùng chung kim tiêm với người bị HIV

+ Lây từ mẹ sang con khi sinh thường, hoặc khi cho con bú nếu mẹ có nhiễm HIV

+ Các hoạt động như xăm mình hoặc xỏ khuyên có thể lây nhiễm HIV nếu dụng cụ sử dụng không được khử trùng

Bạn không thể bị nhiễm HIV từ muỗi đốt hoặc thông qua hôn, ôm, chạm da kề da.

Làm thế nào để biết mình có nhiễm HIV hay không? 

Cách duy nhất để biết có nhiễm HIV hay không là xét nghiệm. HIV không gây ra triệu chứng ở hầu hết mọi người và vẫn có thể lây truyền ngay cả khi không có triệu chứng.

Khoảng một tuần sau khi nhiễm virus, một số người có thể gặp các triệu chứng giống như cúm như sốt, đau nhức, đau họng hoặc phát ban trên cơ thể và thường biến mất trong vòng 1 – 2 tuần.

Hình ảnh được cung cấp bởi lalpathlabs

Xét nghiệm HIV diễn ra như thế nào?

Xét nghiệm HIV là xét nghiệm máu tìm kháng thể, một chất mà cơ thể sản xuất để đáp ứng với virus HIV.

Khoảng thời gian từ khi bạn có thể tiếp xúc với HIV, ví dụ hoạt động tình dục không an toàn, cho đến khi bạn có thể nhận được kết quả xét nghiệm chính xác được gọi là “giai đoạn cửa sổ”. Hầu hết những người đã tiếp xúc với HIV sẽ phát triển đủ kháng thể để có kết quả xét nghiệm chính xác khoảng 4 – 5 tuần sau khi tiếp xúc.

Tuy nhiên, vì một số người có thể mất tới 3 tháng sau khi phơi nhiễm để tạo ra đủ kháng thể cho kết quả chính xác, nên thời gian cửa sổ để xét nghiệm HIV là 3 tháng. Điều này có nghĩa là nếu bạn nhận được kết quả xét nghiệm âm tính trước khi hết thời hạn 3 tháng, bạn có thể được yêu cầu xét nghiệm lại. Có 2 loại xét nghiệm HIV khác nhau:

Tiêu chuẩn

Mẫu máu được xét nghiệm xem có kháng thể kháng HIV hay không. Việc kiểm tra này thường mất khoảng 30 phút. Sau 2 tuần bạn sẽ biết kết quả. 

Xét nghiệm kháng nguyên P24 trên mẫu máu. Xét nghiệm này có thể phát hiện kháng nguyên phát triển trong cơ thể bạn 2 – 3 tuần sau khi bạn nhiễm HIV và biến mất khi cơ thể bạn phát triển kháng thể. 

Những người đang có các triệu chứng giống cúm hay phát ban trên cơ thể hoặc những người quan hệ tình dục không an toàn nên làm xét nghiệm tiêu chuẩn 3 – 4 tuần sau khi bị phơi nhiễm.

Xét nghiệm nhanh 

Xét nghiệm nhanh cũng thực hiện với mẫu máu bằng cách chích ngón tay và xét nghiệm tại chỗ trong vòng 40 phút, bạn sẽ biết kết quả ngay sau đó. 

Nếu kết quả xét nghiệm dương tính, việc lấy máu tiêu chuẩn sẽ được thực hiện như mô tả ở trên. 

Cả hai xét nghiệm đều có độ chính xác 99,5%.

Hình ảnh được cung cấp bởi idcare

Nếu kết quả âm tính thì sao?

Nếu kết quả xét nghiệm HIV của bạn là âm tính, điều đó có nghĩa là bạn không có kháng thể HIV tại thời điểm xét nghiệm. Nhưng nếu vẫn còn trong thời kỳ 3 tháng của giai đoạn cửa sổ thì bạn vẫn nên xét nghiệm lại. 

Nếu kết quả dương tính thì sao?

Nếu kết quả xét nghiệm HIV của bạn là dương tính, điều đó có nghĩa là bạn bị nhiễm HIV. Kết quả dương tính không có nghĩa là bạn bị AIDS. Nó không cho bạn biết khi nào bạn mắc bệnh hoặc liệu bạn có bị AIDS hay không. Điều đó có nghĩa là bạn có thể mang virus trong máu, sữa mẹ, dịch hậu môn, tinh dịch hoặc dịch âm đạo và có thể truyền sang người khác qua quan hệ tình dục không an toàn hoặc dùng chung kim tiêm. Người mang thai có thể truyền virus cho thai nhi khi mang thai hoặc khi cho con bú. 

Nhiễm HIV không phải là dấu chấm hết cho đời sống tình dục hay tình yêu của bạn. Có rất nhiều hỗ trợ về sức khỏe tình dục/mối quan hệ dành cho người nhiễm HIV.

HIV được điều trị như thế nào?

Hiện nay chưa có thuốc chữa HIV. Tuy nhiên, có nhiều cách để làm chậm quá trình phát triển của virus, cũng như nâng cao thể trạng cơ thể để có sự miễn dịch tốt với virus. 

Làm thế nào để giảm nguy cơ nhiễm HIV?

+ Phải biết rõ tình trạng sức khỏe của mình và bạn tình, chia sẻ rõ ràng với nhau trước khi bắt đầu quan hệ tình dục. 

+ Sử dụng bao cao su khi quan hệ với bạn tình, với đồ chơi 

+ Vệ sinh sạch sẽ đồ chơi trước khi đưa vào hay chạm đến cơ thể

+ Vệ sinh sạch sẽ vùng kín trước và sau khi quan hệ

Bài viết liên quan
Chia sẻ
Sao chép link
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Tác giả: .Ngưn.

Tránh thai sau khi phá thai: Cần lưu ý điều gì để bảo vệ sức khỏe?

Có 2 loại phá thai mà bạn cần biết:

1. Phá thai bằng phẫu thuật (hay còn gọi chấm dứt thai kỳ bằng phẫu thuật) là hành động cố ý chấm dứt thai kỳ bằng thủ thuật phẫu thuật do bác sĩ thực hiện.

2. Phá thai bằng thuốc (hay còn gọi chấm dứt thai kỳ bằng thuốc) là hành động cố ý chấm dứt thai kỳ bằng các loại thuốc cụ thể cần được bác sĩ kê đơn.

Sau khi phá thai thì bao lâu bạn có thể mang thai?

Dù bạn phá thai bằng phẫu thuật hay bằng thuốc, bạn đều có thể rụng trứng ngay sau khi phá thai. Và điều này có thể xảy ra ngay trước khi kinh nguyệt của bạn trở lại. 

Hình ảnh được đăng tải bởi Julia Caesar trên Unsplash

Do đó, điều quan trọng là bạn phải bắt đầu sử dụng biện pháp tránh thai ngay lập tức nếu có phát sinh quan hệ và muốn tránh thai ngoài ý muốn.

Sau khi phá thai thì bao lâu bạn có thể quan hệ được?

Bạn có thể quan hệ tình dục qua đường âm đạo sau 2 tuần hoặc vài ngày sau khi hết chảy máu.

Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn tránh bơi lội hoặc tắm bồn, và sử dụng tampon hoặc cốc nguyệt san trong 2 tuần hoặc vài ngày sau khi hết chảy máu.

Bạn có thể sử dụng biện pháp tránh thai nào sau khi phá thai?

Bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ về những biện pháp bạn có thể lựa chọn cũng như biện pháp nào phù hợp với thể trạng của bạn nhất. 

Hình ảnh được đăng tải bởi charlesdeluvio trên Unsplash

Nhìn chung các biện pháp tránh thai bao gồm loại tác dụng ngắn, tác dụng dài hoặc vĩnh viễn:

Nhóm các biện pháp tránh thai có tác dụng ngắn bao gồm: bao cao su (phải được dùng mỗi khi quan hệ) hoặc thuốc tránh thai hàng ngày (phải uống mỗi ngày).

Nhóm các biện pháp tránh thai có tác dụng dài, và nếu ngừng thì mang thai lại được mà không cần thực hiện thêm bất kỳ hành động nào khác. Chúng bao gồm que cấy tránh thai, thuốc tiêm tránh thai và vòng tránh thai (nội tiết hoặc bằng đồng).

Nhóm các biện pháp tránh thai vĩnh viễn, khó có thể mang thai lại, bao gồm triệt sản nữthắt ống dẫn tinh nam.

Biện pháp tránh thai sẽ có hiệu quả sau khi phá thai bao lâu?

Điều này tùy thuộc vào loại biện pháp tránh thai bạn chọn và loại phá thai bạn đã thực hiện.

Biện pháp tránh thai sau khi phá thai bằng phẫu thuật

Các loại que cấy, thuốc tiêm, vòng tránh thai và thuốc tránh thai nội tiết đều được coi là có hiệu quả ngay sau khi bạn phá thai bằng phẫu thuật.

Nếu bạn tiêm tránh thai hoặc bắt đầu dùng thuốc tránh thai sau hơn 5 ngày sau khi phá thai, bạn sẽ cần dùng thêm một biện pháp tránh thai khác trong một tuần. Bởi lúc này, thuốc tiêm và thuốc tránh thai chưa phát huy tác dụng bảo vệ. Còn nên dùng thêm biện pháp nào thì bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ nhé.

Hình ảnh được đăng tải bởi Reproductive Health Supplies Coalition trên Unsplash

Bạn có thể đặt vòng tránh thai ngay sau khi phá thai bằng phẫu thuật, bao gồm cả khi bạn đang được gây mê hoặc dùng thuốc an thần.

Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy vẫn có nguy cơ vòng tránh thai bị đẩy ra (di chuyển ra khỏi vị trí hoặc rơi ra); và nguy cơ này tăng nhẹ khi được đặt ngay sau khi phá thai. 

Biện pháp tránh thai sau khi phá thai bằng thuốc

Bạn có thể dùng hầu hết các biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố (thuốc viên, thuốc tiêm hoặc que cấy) tại thời điểm phá thai bằng thuốc.

Thời điểm chính xác có thể thay đổi tùy theo loại biện pháp tránh thai. Để cho chắc chắn thì bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn kỹ càng hơn nhé.

Ngoài ra, bạn có thể đặt vòng tránh thai ngay lập tức hoặc vài ngày sau khi phá thai bằng thuốc. Trong thời gian chờ đặt vòng, bạn cần sử dụng một biện pháp tránh thai khác nếu có phát sinh quan hệ và không muốn mang thai.

Cuối cùng, bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo. SEBT khuyên bạn đọc để lấy kiến thức và thông tin, còn quan trọng nhất vẫn là gặp bác sĩ để được tư vấn biện pháp tránh thai phù hợp với sức khỏe của mình.

Nguồn thông tin từ: Contraception after an abortion – Better Health Channel 

Bài viết liên quan
Chia sẻ
Sao chép link
Tác giả: .Ngưn.

Tránh thai sau khi sinh: Biện pháp nào phù hợp với bạn?

Phụ nữ sau khi sinh có rất nhiều nỗi lo. Một trong số đó là cách phòng tránh thai với những thắc mắc như:

Sau sinh thì khi nào mình mới bắt đầu dùng biện pháp tránh thai?

Nếu đang cho con bú thì có nên dùng thuốc tránh thai không?

Cho con bú có tác dụng tránh thai không?

Vì vậy ở bài viết này, SEBT sẽ thông tin đến bạn mọi điều cần biết về phòng tránh thai sau khi sinh.

Sau sinh thì khi nào bạn mới bắt đầu dùng biện pháp tránh thai?

Nhìn chung, nữ giới có khả năng sinh sản khoảng 2 tuần trước kỳ kinh nguyệt. Kinh nguyệt của bạn sẽ trở lại bất kỳ lúc nào từ khoảng sáu tuần đến ba tháng sau khi sinh, tùy thuộc vào việc bạn chỉ cho con bú, cho con bú sữa công thức hay sử dụng cả hai biện pháp.

Hình ảnh được đăng tải bởi Alexander Grey trên Unsplash

Kinh nguyệt của bạn có thể không trở lại cho đến khi bạn giảm hoặc ngừng cho con bú. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể có khả năng sinh sản mà không hề hay biết.

Nói tóm lại, nếu bạn muốn sử dụng biện pháp tránh thai thì nên bắt đầu từ khoảng 3 tuần sau khi sinh.

Cho con bú có tác dụng tránh thai không?

Cho con bú có thể được dùng như một hình thức tránh thai bằng cách trì hoãn việc kinh nguyệt trở lại. Tuy nhiên, nó chỉ có tác dụng nếu bạn cho con bú thường xuyên và đều đặn. Cụ thể, cho con bú như một biện pháp tránh thai chỉ có tác dụng nếu:

+ con bạn dưới 6 tháng tuổi.

+ kinh nguyệt của bạn chưa trở lại.

+ bạn cho con bú hoàn toàn theo nhu cầu, cả ngày lẫn đêm (tức là tối thiểu 6 lần bú kéo dài trong 24 giờ, không có khoảng cách giữa các lần bú quá 4 giờ).

Nếu con bạn đã ngừng bú hoàn toàn thì phương pháp này không còn hiệu quả nữa và bạn sẽ cần sử dụng một hình thức tránh thai khác.

Vậy đâu là biện pháp tránh thai an toàn nếu bạn đang cho con bú?

Câu trả lời là:

+ Thuốc tránh thai chỉ chứa progestin

+ Bao cao su

+ Thuốc tiêm tránh thai (loại Depo-Provera® hoặc Depo-Ralovera®)

+ Que cấy tránh thai (Implanon NXT™) 

+ Vòng tránh thai (IUD)

+ Triệt sản vĩnh viễn (thắt ống dẫn trứng).

Nếu bạn cần sử dụng biện pháp tránh thai khẩn cấp thì loại an toàn để sử dụng là thuốc tránh thai khẩn cấp levonorgestrel. 

Hình ảnh được đăng tải bởi Reproductive Health Supplies Coalition trên Unsplash

Biện pháp tránh thai không được khuyến khích nếu bạn đang cho con bú

1. Thuốc tránh thai loại kết hợp vì nó có thể làm giảm sản xuất sữa mẹ nếu bạn đang cho con bú dưới 6 tuần tuổi.

2. Thuốc tránh thai khẩn cấp loại ulipristal acetate (UPA) không được khuyến khích vì nó được bài tiết qua sữa mẹ và vẫn chưa biết là có tác động lên trẻ sơ sinh hay không. Nếu ai đã sử dụng thuốc này thì được khuyên là không nên cho con bú trong bảy ngày sau khi uống.

Làm thế nào để chọn được biện pháp tránh thai phù hợp với mình sau khi sinh?

Để chọn được biện pháp tránh thai nào phù hợp nhất với bạn sau khi sinh thì hãy hỏi bác sĩ về:

Hình ảnh được đăng tải bởi Bermix Studio trên Unsplash

+ Các biện pháp tránh thai nào phù hợp với tình hình hiện tại của bạn.

+ Cách thức hoạt động của chúng và hiệu quả của chúng như thế nào khi sử dụng (tức xác suất thất bại trong thực tế).

+ Các biện pháp nào phù hợp với cơ thể và lối sống của bạn (nếu bạn hay quên thì khó dùng thuốc tránh thai hàng ngày).

+ Bạn có thể bắt đầu sử dụng biện pháp tránh thai sớm nhất khi nào.

+ Bạn và bạn đời có thể chia sẻ trách nhiệm tránh thai như thế nào.

+ Các tác dụng phụ có thể xảy ra.

Đặc biệt, bạn hãy tìm hiểu về hiệu quả của từng biện pháp tránh thai nhé. Tuy không có biện pháp nào hiệu quả 100% nhưng sẽ có biện pháp mang hiệu quả cao hơn những biện pháp khác.

Cuối cùng, nếu bạn vẫn không biết lựa chọn như thế nào thì nên gặp bác sĩ để được tư vấn nhé.

Nguồn thông tin từ: Contraception after giving birth – Better Health Channel

Bài viết liên quan
Chia sẻ
Sao chép link
Tác giả: .Ngưn.

Mọi điều bạn cần biết về Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) và Rối loạn tâm lý tiền kinh nguyệt (PMDD)

Chắc hẳn với nhiều bạn gái, giai đoạn kinh khủng nhất mà họ phải chịu trong đời là những ngày trước kỳ kinh nguyệt. Họ phải chịu những thay đổi về mặt tâm sinh lý như bị chuột rút, đau ê ẩm bụng dưới, đau ngực hoặc tâm trạng trở nên cáu kỉnh gắt gỏng.

Có người trải qua những triệu chứng trên khá là nhẹ nhàng và bình thường. Nhưng cũng có người bị ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày, gây ra bao thiệt thòi, rắc rối không đáng có. 

Vì vậy, ở bài viết này, SEBT sẽ đi sâu vào hai tình trạng liên quan đến các triệu chứng trên. Đó là Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) và Rối loạn tâm lý tiền kinh nguyệt (PMDD.

Về Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là gì?

Hội chứng tiền kinh nguyệt, thường được gọi là PMS, chỉ sự xuất hiện của các triệu chứng về thể chất và cảm xúc xảy ra trong những ngày hoặc tuần trước kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. 

Hình ảnh được đăng tải bởi Kinga Howard trên Unsplash

Các triệu chứng này thường bắt đầu sau khi rụng trứng (khoảng ngày 14 của chu kỳ 28 ngày) và biến mất khi bắt đầu có kinh.

PMS cực kỳ phổ biến. Ở Hoa Kỳ có đến 70% – 90% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có các triệu chứng khó chịu của PMS. Và 1/3 trong số này đủ tiêu chuẩn chẩn đoán PMS [1]. 

Các triệu chứng PMS phổ biến

Về thể chất:

+ Đầy hơi

+ Đau ngực

+ Đau đầu

+ Mệt mỏi

+ Mụn bùng phát

+ Thèm ăn

Về cảm xúc và hành vi:

+ Tâm trạng bị thay đổi (trở nên cáu gắt)

+ Căng thẳng

+ Lo lắng

+ Trầm cảm

+ Khó tập trung

+ Thay đổi thói quen ngủ (như khó ngủ hơn hoặc ngủ nhiều hơn)

Nhưng bạn cần lưu ý điều này: không phải bạn nữ nào cũng trải qua cùng một triệu chứng PMS hay cùng một mức độ PMS. Thậm chí PMS sẽ khác nhau giữa các chu kỳ ở cùng một bạn nữ.

Do đó, bạn đừng nên so sánh hay chế giễu khi thấy một bạn nữ khác đang trải qua PMS nặng nề trong khi mình thì bình thường nhẹ nhàng. Không phải người ta cố tình làm quá hay tỏ vẻ “bánh bèo” yếu ớt. Bạn trải qua triệu chứng PMS nhẹ nhàng không có nghĩa mọi cô gái đều như thế.

Nguyên nhân gây ra PMS là gì?

Dù PMS cực phổ biến nhưng cho tới nay, người ta vẫn chưa xác định rõ ràng nguyên nhân gây ra PMS. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tin rằng nó liên quan đến những thay đổi về hormone xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt. 

Sau đây là một số yếu tố có thể góp phần dẫn tới PMS:

Biến động hormone: Một giả thuyết được chấp nhận rộng rãi nhất là PMS có liên quan đến sự tăng giảm nồng độ estrogen và progesterone trong chu kỳ kinh nguyệt [2].

Hình ảnh được đăng tải bởi Nick Karvounis trên Unsplash

Mất cân bằng chất dẫn truyền thần kinh: Một số nghiên cứu cho thấy sự dao động của serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh điều chỉnh tâm trạng, có thể góp phần dẫn tới các triệu chứng PMS [3].

Yếu tố di truyền: Có vẻ như có yếu tố di truyền trong câu chuyện PMS. Nếu bạn có chị em hoặc họ hàng gần là nữ mà người đó bị PMS thì khả năng cao bạn cũng sẽ bị PMS [4].

Yếu tố lối sống: Căng thẳng, không tập thể dục và chế độ ăn uống kém có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng PMS [5].

Cách kiểm soát PMS

Thực tế thì hiện chưa có cách chữa trị PMS phù hợp cho mọi cô gái. Nhưng nhiều bạn thấy dễ chịu hơn khi kết hợp thay đổi lối sống với điều trị về mặt y tế, cụ thể:

Thay đổi chế độ ăn uống: Giảm lượng muối, caffeine và rượu có thể giúp giảm chứng đầy hơi và thay đổi tâm trạng của PMS [6].

Tập thể dục: Hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp cải thiện tâm trạng và giảm đầy hơi [7].

Kiểm soát căng thẳng: Các kỹ thuật như yoga, thiền hoặc liệu pháp nhận thức hành vi có thể giúp kiểm soát các triệu chứng cảm xúc khó chịu trong PMS [8].

Hình ảnh được đăng tải bởi Avrielle Suleiman trên Unsplash

Thuốc: Thuốc giảm đau không kê đơn có thể giúp giảm các triệu chứng về thể chất (như đau cơ, đau bụng dưới); trong khi một số phụ nữ dùng thuốc tránh thai nội tiết tố để điều hòa chu kỳ của họ (nhưng phải do bác sĩ kê đơn) [9].

Vitamin: Một số nghiên cứu cho thấy bổ sung canxi, magnesium và vitamin B6 có thể giúp giảm các triệu chứng PMS [10]. 

Về Rối loạn tâm lý tiền kinh nguyệt (PMDD)

Rối loạn tâm lý tiền kinh nguyệt (PMDD) là gì?

Đây là chứng nặng hơn, nghiêm trọng hơn PMS. Nó biểu hiện qua các triệu chứng về thể chất và cảm xúc dữ dội hơn, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày.

Nếu ở Hoa Kỳ, 70% – 90% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có các triệu chứng khó chịu của PMS thì 3% – 8% trong số đó mắc PMDD [1].

PMDD được coi là một rối loạn tâm thần và được liệt kê trong Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (DSM-5).

Các triệu chứng của PMDD

Các triệu chứng của PMDD tương tự như PMS nhưng nghiêm trọng hơn và chủ yếu liên quan đến tâm trạng. Để được chẩn đoán mắc PMDD, một bạn nữ phải trải qua ít nhất năm triệu chứng sau:

1. Thay đổi tâm trạng nghiêm trọng, thường kèm theo những cơn khóc

2. Trải qua những cơn giận dữ hoặc cáu kỉnh dữ dội

3. Bị trầm cảm hoặc thấy tuyệt vọng

Hình ảnh được đăng tải bởi Priscilla Du Preez 🇨🇦 trên Unsplash

4. Lo lắng hoặc căng thẳng nghiêm trọng

5. Mất hứng thú với các hoạt động thường ngày

6. Khó tập trung

7. Mệt mỏi hoặc năng lượng thấp

8. Thay đổi cảm giác thèm ăn, thường kèm theo những cơn thèm ăn cụ thể

9. Bị các vấn đề về giấc ngủ (ngủ quá nhiều hoặc quá ít)

10. Cảm thấy choáng ngợp hoặc mất kiểm soát

11. Gặp các triệu chứng về thể chất như đau ngực, đầy hơi hoặc đau đầu.

Những triệu chứng này phải xảy ra trong hầu hết các chu kỳ kinh nguyệt, bắt đầu khoảng một tuần trước khi hành kinh và cải thiện trong vòng vài ngày sau khi kỳ kinh bắt đầu. Quan trọng hơn là chúng phải ảnh hưởng rất nhiều đến công việc, trường học, hoạt động xã hội hoặc các mối quan hệ xung quanh [12].

Nếu không thì bạn mới ở triệu chứng PMS hoặc những vấn đề sức khỏe khác có cùng triệu chứng tương tự mà thôi.

Nguyên nhân gây ra PMDD là gì?

Giống như PMS, cho tới giờ người ta vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân dẫn tới PMDD. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tin rằng nó có thể liên quan đến:

Mức độ nhạy cảm hơn với những thay đổi về hormone: Những bạn nữ mắc PMDD có thể nhạy cảm hơn với những biến động hormone bình thường của chu kỳ kinh nguyệt [13].

Hình ảnh được đăng tải bởi Joice Kelly trên Unsplash

Yếu tố di truyền: Các nghiên cứu đã xác định được một thành phần di truyền tiềm ẩn đối với PMDD [14].

Mất cân bằng chất dẫn truyền thần kinh: Cũng giống như PMS, sự thay đổi nồng độ serotonin có thể góp phần dẫn tới PMDD [15].

Chẩn đoán PMDD

Việc chẩn đoán một người có đang mắc PMDD hay không lại chẳng phải chuyện dễ vì các triệu chứng của nó trùng lặp với những rối loạn tâm trạng khác như trầm cảm và lo âu. 

Để được chẩn đoán, phụ nữ thường cần theo dõi các triệu chứng của mình trong ít nhất hai chu kỳ kinh nguyệt. Điều này giúp bác sĩ xác định bản chất chu kỳ của các triệu chứng, nhằm phân biệt PMDD với các rối loạn khác [16].

Các lựa chọn điều trị cho PMDD

Vì PMDD ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống nên những người mắc PMDD cần phải được điều trị. Các phương pháp sẽ bao gồm:

Thuốc chống trầm cảm: Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) thường là phương pháp điều trị đầu tay cho PMDD. Chúng có thể được dùng liên tục hoặc chỉ trong giai đoạn hoàng thể của chu kỳ kinh nguyệt (hai tuần trước khi hành kinh) [17].

Phương pháp điều trị bằng hormone: Một số phụ nữ thấy dễ chịu hơn khi dùng thuốc tránh thai nội tiết tố, đặc biệt là những loại thuốc ức chế rụng trứng (nhưng phải được bác sĩ kê đơn chứ không tự ý mua) [18].

Thay đổi lối sống: Cũng giống như PMS, việc thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục thường xuyên và tập quản lý căng thẳng (bằng yoga, thiền) có thể giúp kiểm soát các triệu chứng PMDD [19].

Hình ảnh được đăng tải bởi bruce mars trên Unsplash

Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT): Hình thức liệu pháp tâm lý này có thể giúp phụ nữ phát triển các chiến lược đối phó để giải quyết các triệu chứng cảm xúc của PMDD [20].

Tác động của PMS và PMDD đến cuộc sống hàng ngày

Sau khi hiểu rõ PMS và PMDD thì điều quan trọng mà SEBT muốn bạn cần lưu ý là cả hai đều có thể gây tác động nhiều đến cuộc sống hàng ngày của phụ nữ. Tác động đó bao gồm hiệu suất công việc, các mối quan hệ và sức khỏe tổng thể. 

Một nghiên cứu được công bố trên Archives of Internal Medicine cho thấy những phụ nữ mắc PMS báo cáo điểm chất lượng cuộc sống thấp hơn so với những phụ nữ không mắc PMS [21].

Đối với những phụ nữ mắc PMDD, tác động có thể còn nặng hơn. Các triệu chứng tâm trạng nghiêm trọng gây căng thẳng cho các mối quan hệ, ảnh hưởng đến công việc, học tập, thậm chí trong một số trường hợp còn dẫn đến ý định tự tử. Người ta ước tính những phụ nữ mắc PMDD có trung bình 3,8 ngày năng suất bị giảm trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt [22].

Phá vỡ định kiến về PMS và PMDD

Mặc dù PMS và PMDD rất phổ biến, thậm chí dẫn tới những tác động nghiêm trọng nhưng chúng thường bị coi nhẹ hoặc bị chế giễu trong xã hội hiện nay. Không chỉ người khác giới mà ngay cả cùng là phụ nữ với nhau mà vẫn có trường hợp bạn nữ này thấy những bạn nữ khác “làm quá” chỉ vì mình chẳng có những triệu chứng PMS hoặc trải qua kỳ kinh rất nhẹ nhàng.

Điều này có thể khiến những bạn nữ đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ PMS và PMDD cảm thấy họ đúng là đang “làm quá” hoặc chỉ nên im lặng chịu đựng. Chính điều này lại càng dẫn tới chứng PMS và PMDD trở nên trầm trọng hơn.

Do đó, điều SEBT mong mỏi là chúng ta cần có cái nhìn đúng đắn về PMS và PMDD; phá vỡ định kiến; xem những triệu chứng này là vấn đề sức khỏe cần được quan tâm và điều trị nghiêm túc.

Nguồn thông tin trong bài:

[1] Sanskriti Mishra et al. StatPearls Publishing; 2023 Jan. 2023 Feb 19. .Bookshelf ID: NBK532307PMID: 30335340 

[2] Yonkers, K. A., O’Brien, P. M. S., & Eriksson, E. (2008). Premenstrual syndrome. The Lancet, 371(9619), 1200-1210.

[3] Rapkin, A. J., & Akopians, A. L. (2012). Pathophysiology of premenstrual syndrome and premenstrual dysphoric disorder. Menopause International, 18(2), 52-59

[4] Jahanfar, S., Lye, M. S., & Krishnarajah, I. S. (2011). The heritability of premenstrual syndrome. Twin Research and Human Genetics, 14(5), 433-436

[5] Bertone-Johnson, E. R., Hankinson, S. E., Willett, W. C., Johnson, S. R., & Manson, J. E. (2010). Adiposity and the development of premenstrual syndrome. Journal of Women’s Health, 19(11), 1955-1962

[6] Chocano-Bedoya, P. O., & Bertone-Johnson, E. R. (2013). Premenstrual syndrome. In Handbook of diet and nutrition in the menstrual cycle, periconception and fertility (pp. 245-259). Wageningen Academic Publishers.

[7] Daley, A. (2009). Exercise and premenstrual symptomatology: a comprehensive review. Journal of Women’s Health, 18(6), 895-899.

[8] Lustyk, M. K. B., Gerrish, W. G., Shaver, S., & Keys, S. L. (2009). Cognitive-behavioral therapy for premenstrual syndrome and premenstrual dysphoric disorder: a systematic review. Archives of Women’s Mental Health, 12(2), 85-96.

[9] Marjoribanks, J., Brown, J., O’Brien, P. M., & Wyatt, K. (2013). Selective serotonin reuptake inhibitors for premenstrual syndrome. Cochrane Database of Systematic Reviews, (6).

[10] Whelan, A. M., Jurgens, T. M., & Naylor, H. (2009). Herbs, vitamins and minerals in the treatment of premenstrual syndrome: a systematic review. Canadian Journal of Clinical Pharmacology, 16(3), e407-e429.

[11] Halbreich, U., Borenstein, J., Pearlstein, T., & Kahn, L. S. (2003). The prevalence, impairment, impact, and burden of premenstrual dysphoric disorder (PMS/PMDD). Psychoneuroendocrinology, 28, 1-23.

[12] American Psychiatric Association. (2013). Diagnostic and statistical manual of mental disorders (5th ed.). Arlington, VA: American Psychiatric Publishing.

[13] Hantsoo, L., & Epperson, C. N. (2015). Premenstrual dysphoric disorder: epidemiology and treatment. Current Psychiatry Reports, 17(11), 87.

[14] Dubey, N., Hoffman, J. F., Schuebel, K., Yuan, Q., Martinez, P. E., Nieman, L. K., … & Goldman, D. (2017). The ESC/E (Z) complex, an effector of response to ovarian steroids, manifests an intrinsic difference in cells from women with premenstrual dysphoric disorder. Molecular Psychiatry, 22(8), 1172-1184.

[15] Yonkers, K. A., & Simoni, M. K. (2018). Premenstrual disorders. American Journal of Obstetrics and Gynecology, 218(1), 68-74.

[16] Epperson, C. N., Steiner, M., Hartlage, S. A., Eriksson, E., Schmidt, P. J., Jones, I., & Yonkers, K. A. (2012). Premenstrual dysphoric disorder: evidence for a new category for DSM-5. American Journal of Psychiatry, 169(5), 465-475.

[17] Marjoribanks, J., Brown, J., O’Brien, P. M., & Wyatt, K. (2013). Selective serotonin reuptake inhibitors for premenstrual syndrome. Cochrane Database of Systematic Reviews, (6).

[18] Lopez, L. M., Kaptein, A. A., & Helmerhorst, F. M. (2012). Oral contraceptives containing drospirenone for premenstrual syndrome. Cochrane Database of Systematic Reviews, (2).

[19] Dante, G., & Facchinetti, F. (2011). Herbal treatments for alleviating premenstrual symptoms: a systematic review. Journal of Psychosomatic Obstetrics & Gynecology, 32(1), 42-51.

[20] Kleinstäuber, M., Witthöft, M., & Hiller, W. (2012). Cognitive-behavioral and pharmacological interventions for premenstrual syndrome or premenstrual dysphoric disorder: a meta-analysis. Journal of Clinical Psychology in Medical Settings, 19(3), 308-319.

[21] Dean, B. B., Borenstein, J. E., Knight, K., & Yonkers, K. (2006). Evaluating the criteria used for identification of PMS. Journal of Women’s Health, 15(5), 546-555.

[22] Heinemann, L. A., Minh, T. D., Filonenko, A., & Uhl-Hochgräber, K. (2010). Explorative evaluation of the impact of severe premenstrual disorders on work absenteeism and productivity. Women’s Health Issues, 20(1), 58-65.

Bài viết liên quan
Chia sẻ
Sao chép link
Tác giả: .Ngưn.

Gel phụ khoa Nano Vrose: Tiêu diệt nấm, “rau mùi” với công nghệ Nano Bạc

Bị nấm, ngứa ngáy vùng kín hoặc bị “rau mùi” là nỗi lo của rất nhiều chị em ngày nay. Thật may là trên thị trường đã có những sản phẩm giúp giải quyết nỗi lo này, tiêu biểu như Gel phụ khoa Nano Vrose mà SEBT sẽ review trong bài viết dưới đây.

Về thành phần

Điểm nổi bật nhất ở Gel phụ khoa Nano Vrose là có nhiều thành phần giúp ích cho việc tiêu diệt nấm khuẩn có hại đồng thời giữ lại nấm khuẩn có lợi, đó là:

– Nano Bạc:

+ Kháng khuẩn, kháng nấm (Candida…), kháng virus hiệu quả, bảo vệ vùng kín khỏi sự tấn công của nấm khuẩn có hại, ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa.

+ Khử mùi hôi, chấm dứt tình trạng “rau mùi”, giảm tình trạng ngứa ngáy vùng kín.

– Alpha-Glucan Oligosaccharide (Bioecolia)

+ Là một oligosaccharide thu được bằng cách tổng hợp enzyme từ đường tự nhiên (đường Sucrose và Maltose). 

+ Là một prebiotic được công nhận có tác dụng bảo tồn hệ sinh thái cơ thể bằng cách duy trì sự cân bằng của hệ vi sinh vật.

+ Tạo thành chất nền ưu tiên cho việc nuôi dưỡng các vi sinh vật có lợi trong cơ thể, cân bằng hệ vi sinh của da.

+ Phục hồi làn da bị tổn thương, an toàn cho da nhạy cảm ngay cả với da em bé.

Như vậy, nếu Nano Bạc tiêu diệt nấm khuẩn có hại thì Bioecolia nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi, từ đó cân bằng hệ vi sinh vật thường trú tại âm đạo, giúp “cô bé” luôn khỏe mạnh.

Ngoài ra, Gel phụ khoa Nano Vrose còn chứa nhiều thành phần lành tính khác như tinh dầu bạc hà, chiết xuất thảo dược (hồng hoa, hòe hoa, đương quy, trà xanh, kim ngân hoa), vitamin B3 và B5…

Đặc biệt nhất là tinh dầu tràm trà. Đây là một trong những tinh chất mà chị Trang Chuối – founder của SEBT thích nhất trong việc chăm sóc cơ thể. Bởi nó có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm mạnh mẽ, giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm, nấm da hiệu quả.

Về công dụng

– Hỗ trợ làm sạch vùng kín, cân bằng pH âm đạo và hệ vi sinh vật vùng kín, góp phần giảm tình trạng ngứa ngáy, mùi hôi khó chịu ở vùng kín do viêm nhiễm phụ khoa.

– Hỗ trợ duy trì độ ẩm tự nhiên vùng kín, cho da vùng kín mềm mại hơn.

Về thương hiệu

Đối với những sản phẩm dùng cho vùng kín thì SEBT đặc biệt quan tâm đến xuất sứ, nguồn gốc để xem có đảm bảo an toàn hay không.

Gel phụ khoa Nano đến từ Vrose – một thương hiệu của Việt Nam, chuyên sản xuất và phân phối các sản phẩm chăm sóc vùng kín phụ nữ.

Tất cả sản phẩm của Vrose đều được thử nghiệm và cấp phép theo đúng quy định. Quy trình chế tạo sản phẩm nghiêm ngặt, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Riêng với Gel phụ khoa Nano Vrose thì đã được Bộ Y Tế kiểm duyệt và cấp phép lưu hành. Nên các chị em yên tâm sử dụng nhé.

Về thiết kế và kết cấu sản phẩm

Sản phẩm được thiết kế theo dạng ống xi-lanh, được gói trong bao vô trùng, dễ dàng đưa vào “cô bé” rồi bơm gel, sau đó rút ống ra. 

Thiết kế này giúp giữ vệ sinh trong quá trình sử dụng, không lo bị nhiễm khuẩn.

Nhưng khi nhìn kích thước ống xi-lanh, bạn sẽ thấy hơi to, sợ đưa vào bị đau. Lúc SEBT sử dụng thì xác nhận là không đau đâu nhé. 

Dạng gel sánh, không gây cay rát vùng da “cô bé”, không kích ứng. Chất gel tạo cảm giác mát mẻ, làm sạch từ sâu bên trong, thẩm thấu nhanh gấp 4 lần so với dạng viên đặt.

Phù hợp với đối tượng

Với thành phần và công dụng như trên, SEBT nhận thấy Gel phụ khoa Nano Vrose cực kỳ phù hợp cho những bạn hay bị viêm nấm âm đạo mà cứ tái đi tái lại

Khi gần đến kỳ kinh nguyệt mà bạn chớm thấy “cô bé” có dấu hiệu ngứa ngáy là nên dùng Gel phụ khoa Nano Vrose. Như vậy, bạn sẽ kịp thời ngăn chặn viêm nấm tiến triển, giúp môi trường “cô bé” sạch sẽ ngay lập tức.

Ngoài ra, vào những lúc bạn đi du lịch đến những nơi mà điều kiện ở đó không thể vệ sinh “cô bé” kỹ lưỡng thì Gel phụ khoa Nano Vrose sẽ là “cứu tinh” rất đắc lực giúp bạn làm sạch vùng kín, không lo nhiễm khuẩn.

Vì thành phần lành tính nên Gel phụ khoa Nano Vrose an toàn cho cả mẹ bầu, trước và sau khi sinh.

Tuy nhiên, sản phẩm chỉ dùng được cho những bạn đã quan hệ rồi (vì cơ chế sử dụng của Gel là đưa ống bơm vào bên trong âm đạo để làm sạch).

Một vài lưu ý khi sử dụng

Vì là sản phẩm dành cho vùng kín nên SEBT phải tìm hiểu kỹ về nguồn gốc, thành phần và hiệu quả sử dụng. Sau khi đọc thêm nhiều đánh giá tốt từ khách hàng trên các sàn, SEBT mới tin tưởng mua về trải nghiệm và nhận thấy Gel phụ khoa Nano Vrose làm rất tốt công dụng làm sạch, kháng khuẩn, khử mùi. 

Nhưng vẫn có một vài lưu ý khi dùng như sau:

+ Gel phụ khoa Nano Vrose có cấp ẩm nhưng không phù hợp để quan hệ. Vì vậy, bạn nên dùng gel bôi trơn nếu “cô bé” có cơ địa không được nhiều nước.

+ Gel phụ khoa Nano Vrose không nuốt được nên cũng không được dùng ngay trước khi quan hệ. Bạn nên dùng sau khi quan hệ xong để vệ sinh sạch sẽ cho “cô bé”.

+ Hạn chế đi lại và làm việc nặng để tránh gel chảy ra ngoài sau khi dùng.

Tóm lại, có 6 lý do bạn nên sử dụng Gel phụ khoa Nano Vrose:

1. Sản phẩm làm từ thương hiệu chăm sóc vùng kín dành riêng cho phụ nữ Việt Nam với hiệu quả đã được kiểm chứng trên nhiều cơ địa.

2. Thành phần Nano bạc loại bỏ được 650 loại nấm khuẩn và ngăn tái phát cùng nhiều chiết xuất từ các loại thảo dược an toàn và hiệu quả.

3. Dạng gel giúp thẩm thấu nhanh gấp 4 lần dạng viên đặt thông thường.

4. Cấu tạo dạng ống xi-lanh dễ dàng sử dụng, không gây đau rát khi đưa vào.

5. Giá thành phải chăng, phù hợp với túi tiền.

6. Được khuyên dùng bởi bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung – PGĐ Viện Sức Khỏe Sinh Sản. Bác sĩ đã chia sẻ tại chương trình “Sống Khỏe Mỗi Ngày” trên kênh VTC2.

SEBT chấm điểm: 4/5.

Bài viết liên quan
Chia sẻ
Sao chép link
Tác giả: Chuối

Chu kỳ đáp ứng tình dục ở nữ giới & các rối loạn thường gặp

Ở bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chu kỳ đáp ứng tình dục ở nữ giới đi từ giai đoạn nổi lên ham muốn cho tới khi đạt cực khoái. Và mỗi giai đoạn sẽ đi kèm các rối loạn thường gặp (ví dụ bạn nữ rất khó lên đỉnh dù đã tìm mọi cách kích thích). Bên cạnh đó, bạn cũng biết được những yếu tố nào ảnh hưởng đến tình dục của chị em cũng như gợi ý cách điều trị khi chịu các rối loạn liên quan.

Chu ký đáp ứng tình dục ở nữ giới

Chu kỳ đáp ứng tình dục ở nữ giới bao gồm 4 giai đoạn độc lập hoặc đan xen vào nhau, cụ thể:

Hình ảnh từ ResearchGate

1. Giai đoạn Ham muốn

Trong giai đoạn này sẽ chia thành 3 loại:

– Ham muốn chủ động:

+ Có nhu cầu, có sự thôi thúc nội tại muốn được hoạt động tình dục.

+ Các suy nghĩ liên tưởng, mong muốn khi nghĩ về hoạt động tình dục.

– Ham muốn thụ động:

+ Đáp ứng lại với các kích thích tình dục.

+ Nhu cầu tăng lên.

– Được chi phối bởi não bộ.

2. Giai đoạn Hưng phấn

Trong giai đoạn này sẽ chia thành 4 loại:

– Hưng phấn ngoại vi.

– Hưng phấn khi có kích thích tình dục.

– Hưng phấn từ cơ quan sinh dục bao gồm những biểu hiện như:

+ Tiết chất nhờn âm đạo

+ Cơ quan sinh dục cương lên (cả dương vật lẫn âm vật) 

+ Cảm giác râm ran bứt rứt từ cơ quan sinh dục.

– Hưng phấn não bộ và toàn thân bao gồm những biểu hiện như:

+ Não bộ hưng phấn, thích thú

+ Tim đập nhanh, thở nhanh hơn

+ Vú và núm vú cương lên, tăng nhạy cảm…

3. Giai đoạn Cực khoái

Giai đoạn này sẽ thể hiện qua:

Hình ảnh được đăng tải bởi Daria Litvinova từ Unsplash

+ Sự thăng hoa tột cùng đến từ các hoạt động tình dục

+ Được kiểm soát bởi hệ thần kinh tự chủ, ngoài ý muốn chủ quan

+ Cơ quan sinh dục, cơ sàn chậu co thắt theo chu kỳ

+ Điểm G co thắt có thể giải phóng chất dịch như xuất tinh ở nam và chất lỏng ở nữ

+ Não bộ thăng hoa, cảm giác thỏa mãn lan tỏa khắp cơ thể

4. Giai đoạn Thư giãn

Đây là giai đoạn mà cảm giác thư giãn lan rộng ra toàn bộ cơ thể sau khi hoạt động tình dục được hoàn thành.

Các rối Loạn trong từng giai đoạn tình dục

– Rối loạn ham muốn tình dục: Giảm hoặc mất hứng thú với tình dục; thấy ghê tởm tình dục.

– Rối loạn hưng phấn: Khó đạt được hoặc khó duy trì sự hưng phấn sinh lý và cảm xúc trong quan hệ.

– Rối loạn cực khoái: Khó hoặc không thể đạt cực khoái sau giai đoạn hưng phấn bình thường.

– Rối loạn đau tình dục: Đau khi giao hợp; bị co thắt âm đạo nên gây đau và cản trở việc quan hệ.

– Rối loạn tình dục do bệnh lý/thuốc men:

+ Một số bệnh mãn tính như đái tháo đường, bệnh tim mạch, rối loạn nội tiết, trầm cảm… có thể gây nên các triệu chứng rối loạn chức năng tình dục.

+ Một số loại thuốc như thuốc điều trị huyết áp, thuốc chống trầm cảm, hóa trị liệu… cũng có thể có tác dụng phụ ảnh hưởng tiêu cực đến ham muốn và chức năng tình dục.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tình dục ở nữ giới

Yếu tố sinh lý

+ Hormone: Sự cân bằng estrogen, testosterone, và progesterone.

+ Tuổi tác: Thay đổi theo chu kỳ sinh học.

+ Sức khỏe tổng quát: Các bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp.

+ Thay đổi sau sinh và sau mãn kinh.

Yếu tố tâm lý

+ Stress và lo âu.

+ Trầm cảm.

+ Hình ảnh cơ thể và sự tự tin.

+ Trải nghiệm tình dục trong quá khứ.

Hình ảnh được đăng tải bởi Molly Blackbird trên Unsplash

Yếu tố mối quan hệ

+ Chất lượng mối quan hệ với đối phương.

+ Sự giao tiếp về nhu cầu tình dục.

+ Sự tin tưởng và an toàn trong mối quan hệ.

Yếu tố xã hội và văn hóa

+ Định kiến và kỳ vọng xã hội.

+ Giáo dục giới tính.

+ Tín ngưỡng tôn giáo.

Lối sống

+ Chế độ ăn uống và tập luyện.

+ Sử dụng rượu, thuốc lá và chất kích thích.

+ Cân bằng công việc và cuộc sống.

Yếu tố y tế

+ Tác dụng phụ của thuốc (như thuốc chống trầm cảm).

+ Điều trị ung thư và các can thiệp y tế khác.

+ Đau mãn tính.

Kiến thức và kỹ năng

+ Hiểu biết về giải phẫu cơ thể và sinh lý.

+ Kỹ năng giao tiếp về tình dục.

+ Kỹ thuật tình dục.

Môi trường

+ Sự riêng tư và thoải mái.

+ Stress từ công việc hoặc gia đình.

Yếu tố di truyền

Một số nghiên cứu cho thấy yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến ham muốn tình dục.

Trải nghiệm cá nhân

+ Chấn thương tình dục trong quá khứ.

+ Kỳ vọng và niềm tin cá nhân về tình dục.

Các rối loạn chức năng tình dục ở nữ giới

Định nghĩa

Trước đây, “lãnh cảm” được dùng để chỉ tình trạng suy giảm khả năng tình dục của phụ nữ, tương tự như từ “liệt dương”  ở nam giới.

Hình ảnh được đăng tải bởi Anthony Tran trên Unsplash

Nhưng hiện nay, “lãnh cảm” đã được thay bằng cụm từ “rối loạn chức năng tình dục (RLCNTD) của nữ giới”. 

Các rối loạn này thường được biểu hiện như [5]:

+ Không có ham muốn tình dục 

+ Không thấy hứng trong quan hệ tình dục

+ Không có khoái cảm khi quan hệ thâm nhập

+ Đau khi thâm nhập

+ Không đáp ứng tình dục, không quan tâm hoặc từ chối quan hệ tình dục với bạn tình.    

Các loại rối loạn chức năng tình dục ở nữ giới

+ Rối loạn ham muốn tình dục

+ Rối loạn kích thích tình dục

+ Rối loạn cực khoái

+ Đau khi giao hợp (dyspareunia)

Nguyên nhân gây ra các rối loạn chức năng tình dục ở nữ giới

– Sinh lý: Mất cân bằng hormone, bệnh lý mãn tính.

– Tâm lý: Stress, trầm cảm, lo âu.

– Xã hội: Mối quan hệ không tốt, chịu áp lực xã hội.

– Thuốc: Tác dụng phụ của một số loại thuốc.

Chẩn đoán rối loạn chức năng tình dục ở nữ giới

– Hỏi bệnh sử chi tiết

– Khám thực thể

– Xét nghiệm hormone

– Đánh giá tâm lý.

Cách điều trị rối loạn chức năng tình dục ở nữ giới

– Người phụ nữ cần được tư vấn để giải tỏa những ức chế tâm lý, giải quyết những mâu thuẫn giữa mình và người ấy.

– Cần có sự cởi mở của bạn nữ đối với người yêu/người chồng. 

– Trường hợp vấn đề tâm lý nặng nề thì phải cần có sự giúp đỡ của những chuyên gia tâm lý.

– Nếu lý do gây “lãnh cảm” là vì bệnh lý thì phải đi khám bác sĩ để tùy nguyên nhân mà chữa trị.

– Đối với phụ nữ lớn tuổi, vấn đề suy giảm nội tiết tố sinh dục có thể cải thiện bằng điều trị nội tiết thay thế nhưng phải dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa.

– Tập Yoga giúp tăng ham muốn tình dục [1]:

+ Khi luyện tập yoga, tinh thần chị em được thả lỏng, thoải mái hơn, các cơ co giãn, cơ thể dẻo dai…

+ Một số bài tập yoga tăng cường sinh lý nữ như tư thế rắn hổ mang, tư thế cúi chào mặt trời, tư thế lạc đà… 

– Tập các bài tập thể dục hoặc vận động nhẹ nhàng cũng hỗ trợ điều trị rối loạn chức năng tình dục.

Hình ảnh được đăng tải bởi Erriko Boccia trên Unsplash

– Thay đổi thói quen tình dục: thay đổi không gian mới, thay đổi thời gian quan hệ mà khác với thường ngày.

– Liên tục trang bị các kiến thức về tình dục, dành thời gian nhiều hơn cho màn dạo đầu… 

Tác động của rối loạn chức năng tình dục ở nữ giới

Rối loạn chức năng tình dục có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống, mối quan hệ và sức khỏe tâm thần của phụ nữ.

Đó là lý do mà chúng ta cần nâng cao nhận thức về chứng rối loạn này, giúp phụ nữ tìm kiếm sự hỗ trợ y tế kịp thời và phá vỡ các định kiến xã hội.

Vai trò của người yêu/bạn đời

Sự hỗ trợ và thấu hiểu từ người yêu/bạn đời đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị rối loạn chức năng tình dục (RLCNTD).

Nghiên cứu lâm sàng

Laumann và cộng sự nghiên cứu trên 1749 phụ nữ và 1410 nam giới từ 18 – 59 tuổi ở Hoa Kỳ rồi nhận thấy [2]: 

+ 43% phụ nữ có RLCNTD trong khi nam chỉ có 31% 

+ 57% phụ nữ không có RLCNTD

+ Thường xuất hiện ở những người yếu về thể chất và tinh thần 

+ Suy giảm ham muốn tình dục (22%)

+ Khó đạt khoái cảm (14%) 

+ Đau khi giao hợp (7%) 

+ Sự suy giảm chức năng tình dục càng nhiều khi tuổi càng cao

Molouk Jaafarpour và cộng sự nghiên cứu trên 400 phụ nữ Iran tuổi từ 18 – 50 trong thời gian từ tháng 9/2010 – 9/2011 [3]. Kết quả cho thấy:

+ Số người RLCNTD tăng theo số tuổi nhất là trên 40 tuổi (75,7%)

+ RLCNTD ở nữ giới chiếm 45,3%

+ Suy giảm ham muốn tình dục 37,5%. 

+ Khô âm đạo: 41,2%. Đau khi giao hợp: 42,5%

+ Khó đạt khoái cảm: 42%

Mặt khác, có sự khác biệt lớn về tần suất RLCNTD giữa các quốc gia.

Sự khác biệt phản ánh sự khác nhau về các yếu tố tâm lý, y tế, văn hóa, chủng tộc, đặc biệt là yếu tố kinh tế xã hội.

Theo nghiên cứu của Berman và cộng sự, có nơi mà 40% phụ nữ không dám nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ khi họ gặp khó khăn về vấn đề tình dục vì họ thấy xấu hổ nếu đề cập đến tình dục [4].

Nếu tình trạng RLCNTD thỉnh thoảng mới xảy ra hoặc vì người chồng có nhu cầu quan hệ tình dục nhiều hơn người vợ nên có lúc người vợ không cảm thấy hứng thú thì người phụ nữ đó hoàn toàn bình thường.

Tuy nhiên, nếu những triệu chứng RLCNTD đã liệt kê ở trên kéo dài liên tục và thật sự làm vợ chồng lo âu, khổ tâm thì cần phải nghiêm túc quan tâm để tìm cách giải quyết sớm, nếu không thì chắc chắn sẽ dẫn đến sự đổ vỡ hạnh phúc gia đình.

Các nguồn thông tin trong bài

[4] Berman L, Berman J, Felder S, Pollets D, Chhabra S, Miles M, et al. Seeking help for sexual function complaints: what gynecologists need to know about the female patient’s experience? Fertil Steril. 2003;79(3):572–76.

[3]Molouk Jaafarpour et al (2013) Female Sexual Dysfunction: Prevalence and Risk Factors J Clin Diagn Res. 2013 Dec; 7(12): 2877–2880.

[2]Edward O. Laumann, et al (1999) Sexual Dysfunction in the United StatesPrevalence and Predictors JAMA. 1999;281(6):537-544.

 [ 1] Vikas Dhikav , Girish Karmarkar et al (2010) Yoga in female sexual functions J Sex Med . 2010 Feb;7(2 Pt 2):964-70.

Tham khảo nghiên cứu từ PGS.TS VŨ THỊ NHUNG – BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG

Bài viết liên quan
Chia sẻ
Sao chép link